watch sexy videos at nza-vids!
Game di dong

Game Di Động

Kho Game Java Cho Điện Thoại

Tải về: game thống Lĩnh Thiên Hạ

Hoc sinh chuyển lớp

CHAP 50: NHỮNG NGÀY QUÂN NGŨ.

 Ngày đầu tiên nhập ngũ, cách nói sang trọng của những thằng bạn tôi về việc đi học quân sự, không có khói đạn súng ống xe tăng thiết giáp như trong đầu những thằng hoang tưởng như chúng tôi vẽ ra. Đơn giản chỉ là gặp mặt Thầy, sau đó cả lũ ngồi xếp bằng dưới đất cắm cúi ghi ghi chép chép.

 Cơ hội tiếp cận Yên của tôi không nhiều, và tôi không được tiếp xúc với Yên để hiểu thêm về cô nàng trong lớp học như thế nào, có gì khác với những buổi học thêm hay không. Muốn là một chuyện, còn Thầy có cho không là một chuyện khác nữa. Hai lớp cách biệt một khoảng cỡ một mét phân chia ranh giới. Dù cho tôi âm mưu xếp đầu hàng tiếp giáp với lớp bên đi chăng nữa thì khoảng cách đó quá là xa vời.

 -Thầy, đọc lại được không ạ!-Tiếng ì èo năn nỉ khi một số đứa không kịp viết những gì Thầy vừa đọc.

 Nói là Thầy cho đúng với quy tắc trường học, thực chất đó là một anh Lính cụ Hồ, cấp bậc thì tôi mù tịt có vẻ hơn chúng tôi cỡ năm sáu tuổi. Khuôn mặt hiền hậu và nụ cười nhẹ nhàng luôn nở trên môi. Đúng chất thân thiện của những người lính, và nó vô tình đưa chúng tôi sập bẫy.

-Ế mày, như này có khi tao với mày ra bắn một trận Half-life có khi còn phê hơn nhỉ?-Thằng Phong Mập ngồi ngay sau tôi, vỗ vai, vẻ mặt uể oải thiếu sinh khí.

-Ừ, có khi vậy còn vui hơn-Tôi lầm rầm trong miệng, kiểu như bất mãn với Thầy về việc ngăn cách giữa hai lớp quá xa. Chứ tôi bắn Half-Life thuộc dạng siêu gà, vì thế đã bỏ cuộc ngay lần đầu tiên chơi thử.

-Hay tí nữa chia phe anh em ta bắn thử đi!-Thằng Hưởng phấn khích nói lớn.

-Được đấy, tí hỏi tụi kia xem!

 Chẳng cần hỏi, cái xóm nhà lá ngồi cạnh nhau chỉ cần có động tĩnh gì cũng bu lại. Đang trong giờ học mà ngồi chia phe bắt đội ồn ào hết. Tôi thuộc dạng gà mờ nên chỉ ngoái cổ mà nhìn tụi nó bàn tán.

-Mấy em nam hàng thứ ba và cuối cùng đứng dậy!

 Mấy thằng tôi đứng dậy, phủi bụi dính ở quần, đứa nào đứa nấy im thin thít. Cả hai lớp nhìn về phía những thằng được triệu tập đột xuất lên.

-Nhắc lại những gì anh, à Thầy vừa nói!

-……!

-….!- Thầy có vẻ kiên nhẫn hơn cả chúng tôi!

-“Nhắc lại những gì anh, à Thầy vừa nói”!-Phong mập cố vặn nhỏ tiếng, chỉ để cho nhóm chúng tôi vừa đủ nghe. Thằng nào thằng đấy cố nghiến răng mà nhịn cười.

-Sao, không ai nhắc được à, rồi bước lên đây!

 Cấp trên nói thì binh bét phải nghe. Quân luật như sơn, chẳng phải sức mạnh quân đội là sự kỷ luật sao. Gần mười thằng con trai lớp tôi bước lên dàn hàng đưa ánh mắt xuống phía dưới.

-Giờ tất cả chạy năm vòng quanh sân trường, ba người về cuối chạy thêm hai vòng!

-Năm vòng cơ á?-Thằng Hưởng đưa mắt nhìn cái sân trường rộng mà không tin những gì tai mình vừa nghe.

-Em muốn tăng thêm không, vậy thì mười vòng!

 Vậy là khỏi trả giá nữa, chúng tôi bắt đầu chầm chậm chạy. Những tiếng cười chế giễu còn vang lại đằng sau lưng. Chẳng sao cả, quan trọng là Yên đã thấy ngày đầu tiên nhập ngũ của tôi như thế nào. Cái đó mới là điều phải bàn.

-Mệt..hộc..chờ tao!-Thằng Mập bắt đầu tụt lại đằng sau khi vòng thứ năm vừa bắt đầu.

-Mày bớt nói thì không mệt đâu!-Thằng Hưởng cũng chẳng thở ra hơi nữa.

 Thật là khâm phục ác kế của Thầy khi dùng ba vị trí cuối để chia rẽ nội bộ, tinh thần đoàn kết của anh em chúng tôi. Hình phạt nặng được áp dụng có tính răn đe, đánh phủ đầu gây hoang mang tinh thần, nhằm bóp nát những trò quậy thời gian sau từ trong trứng nước. Và hiển nhiên chúng tôi rõ điều này. Đã thế, còn sợ chúng tôi hổng kiến thức nên cho cả lớp giải lao nhìn chúng tôi chạy, thì càng làm cho chúng tôi thêm mệt.

-Chạy chậm lại rồi nghe tao nói đây!-Kiên cận giảm tốc tụt lại phía sau.

-Hộc, hộc…nói..lẹ lên!-Phong mập chuẩn bị hết chịu nổi, hưởng ứng đầu tiên.

-Không quy định thời gian hoàn tất, rồi chỉ nói ba vị trí cuối đúng không?

-……!-Lần này thằng nào cũng mệt nên chả đáp lại.

-Vậy thì cứ như này, như này mà làm.

 Chúng tôi nở nụ cười, bao nhiêu mệt nhọc dường như được trút bớt một chút. Vẹn toàn, vừa hoàn thành hình phạt, vừa đỡ mất lòng anh em.

 Xóm nhà lá bắt đầu hành động. Gần mười đứa nối đuôi nhau sát rạt, nhưng chạy rất chậm. Cách này đỡ tốn sức hơn, lại tranh thủ hít thở dưỡng khí vào buồng phổi, tiếng hộc hộc thưa dần, thay vào đó là tiếng hít thở đều đặn. Dường như cả mười thằng cán đích cùng lúc, và chẳng cần Thầy phân xử, chúng tôi đồng loạt chạy tiếp thêm hai vòng nữa.

 Mười hai vòng không dư không đủ. Tôi lấy hai tay giữ hai cái đầu gối tránh ngồi phịch xuống đất trông thảm bại như thằng Hưởng và Phong mập. Linh vẹo ôm bụng mặt nhăn nhó. Nhân đen và thằng Hoàng khá hơn, vươn người cố gắng hít thở đều đặn.

-Rồi, bước vào hàng!

 Chúng tôi ngoan ngoãn bước vào hàng, vẻ mặt không có gì là chống đối. Dính thêm một cái án phạt nữa thì sức đâu mà thực hiện. Trong lòng ấm ức vì mình bị làm chuột bạch đưa ra thí nghiệm hình phạt răn đe học sinh.

-Buổi học sau, nhớ mang theo băng để thực hành băng bó. Thầy đã dạy lí thuyết hôm nay, bữa sau sẽ áp dụng. Băng thì các em mua ở các quầy thuốc.

 Vậy đấy, bữa đầu tiên làm lính, gây ấn tượng với Yên theo cách tiêu cực mà tôi chẳng mong chờ.

 Những ngày đi học trên trường cũng chỉ là những buổi tự học không hơn không kém. Lớp học thêm vẫn đóng cửa, tính ra chỉ có học quân sự là đáng lưu ý.

 Buổi thứ hai thì đỡ nhàm chán hơn, ít nhất chúng tôi cũng không phải ngồi xếp bằng mà nghe những lí thuyết từ Thầy nữa. Thực hành đồng nghĩa với tay chân được hoạt động, và cũng được chọn vị trí một cách tự do.

-Các em chia nhau ra băng bó, nhớ các quy tắc về cách đặt, và cách băng theo hình búp măng!

 Vẫn giọng anh Lính trẻ nhắc nhở. Và hai lớp bắt đầu thực hiện theo.

 Tôi không thể đóng vai bị thương cho cô y tá Yên băng bó được. Lớp bên đó đã chia cặp cho nhau hết rồi, và Yên cũng đang cẩn thận quấn băng quanh tay cô bạn cùng lớp. Dù sao tôi cũng không liều mạng để sang bên đó bắt cặp với Yên được.

 Khã dĩ hơn là kiếm thằng trong xóm nhà lá chưa có cặp để thực hành. Nhưng thằng Kiên lại không nghĩ vậy.

-Thầy nói chia nhau ra băng bó đúng không….?-Nó nhấc gọng kính cười nham hiểm.

 -Mày nhé Phong?-Tôi chỉ tay!

-Điên, sao lại là tao!

-Thế chẳng lẽ là tao?

 Cuối cùng theo đa số, chúng nó bắt tôi đóng giả thương binh. Thương binh thì người ta bị thương một bộ phận cơ thể, thương binh này thì cái gì cũng bị thương. Đầu cũng bị, hai tay, hai chân, vai và bụng bị hết. Sau một hồi vật lộn, tuân thủ quy tắc đặt băng và búp măng, gần mười cái băng quấn chặt người tôi, nom chả khác gì xác ướp Ai Cập trở về.

-Các em làm gì đấy?

-Dạ, thực hành!

-Sao không chia cặp ra!

-Dạ, như này cho đỡ tốn thời gian!

 Thầy nhìn tôi từ trên xuống dưới, lắc đầu nhìn chịu thua. Có lẽ Thầy không cảm thấy những trò này để phản ứng lại hình phạt hôm nọ. Thông điệp chúng tôi gửi tới Thầy, không khác gì những trò bắt bẻ câu chữ.

-Thầy xem em quấn đúng chưa Thầy!-Thằng Phong mập giả bộ hỏi han.

-Ờ…quấn song song giữa các viền đường băng sẽ đẹp hơn!-Thầy tôi không mặn mà lắm, chắc là biết tỏng ý đồ.

-Vậy ạ, em tưởng ra chiến trường, quấn nhanh và đúng cách là được, còn phải đẹp nữa ạ?

 Chẳng ai giả ngu ngơ tốt bằng thằng Mập, nghe câu đó Thầy bỏ sang nhóm khác, bỏ mặc những thằng giặc như chúng tôi thích làm gì thì làm.

 Bọn bạn dắt tôi đi hù ma những đứa con gái trong lớp, đồng thời khoe luôn thành quả. Đứa con gái nào cũng giật mình, hét toáng cả lên. Dung nhìn cảnh đó chỉ biết lắc đầu cười trước trò nghịch phá của đám con trai cùng lớp.

 -Nghịch quá đi mất!-Yên nói với tôi lúc chạm mặt nhau giờ tan học.

-Vui thế còn gì, nhìn nghệ thuật đấy chứ?

-Giống con nít quá!-Yên mỉm cười.

-Con nít á, con nít có làm được vậy đâu!

-Không nói lại với Tín nữa!-Yên nói rồi vẫy tay chào tạm biệt tôi, tránh mấy ánh mắt dò xét.

 -“Con nít á, đùa ấy chứ? Có đứa con nít nào lại để ý âm thầm thế này không?”

 Những ngày tiếp theo là không khí chạm Tết, và cũng là những ngày chuyển giao giữa hai học kỳ. Cái không khí Tết cổ truyền rạo rực trong từng hơi thở, từng cử động, nó khiến cho học sinh chai lỳ một chút với kiến thức, thường xuyên xin xỏ được nghỉ ngơi. Cái thời khoá biểu mới rõ ràng chẳng được xem trọng vào thời gian này. Các lớp học thêm mở cửa trở lại, cũng khiến chúng tôi càng uể oải hơn.

 Và những ngày học quân sự cũng thay đổi, vẫn anh Lính trẻ, nhưng chuyển sang nội dung khác. Nội dung mà thằng con trai nào cũng hào hứng: vũ khí quân sự, hay nói thẳng ra cái mà chúng tôi sẽ học là súng và lựu đạn.

 Mỗi học sinh chuẩn bị một trái lựu đạn gỗ. Thông tin này tất nhiên đã được chúng tôi chuẩn bị từ trước. Riêng thằng Nhân nó còn nhờ Bác nó khắc tên mỗi đứa lên trái lựu đạn. Tôi từ chối ơn huệ đó mà nhờ nó làm riêng cho tôi tận hai trái.

-Mày làm gì lắm thế?

-Ời, hai trái ném cho nó đã!

 Nguyệt chụm tay cười khúc khích, vì hiểu rõ cái trái lựu đạn kia là tôi giành cho ai rồi, tất nhiên không phải là ném là đưa tận tay.

 Tôi suy nghĩ sâu xa, Yên là con gái, không thể ra ngoài gọt đẽo thành trái lựu đạn từ những khúc gỗ vuông vức hoặc xù xì được. Bởi thế, trái lựu đạn này là giành cho cô.

-Mày có cần tao khắc chữ Y vào đó không?

-Được hở mày?-Tôi hào hứng.

-Ráng cho mày toại nguyện.

 Vậy mà Yên toại nguyện trước với quả lựu đạn gỗ của thằng bạn cùng lớp nào đó đẽo cho. Nom nó xù xì vô cùng, không chuyên nghiệp và đẹp như của tôi. Nhưng đẹp mà làm gì khi nó không đến được tay người nhận.

-Vậy là hụt rồi?

-Ờ..!-Tôi lơ đễn nhìn xa xăm, hụt hẫng một chút nên không hào hứng tiếp chuyện với Nguyệt được. Giờ tôi chỉ muốn biết thằng nào đã làm giùm Yên để tôi cầm hai quả lựu đạn chọi cho nó một trận mới hả dạ.

-Kìa, có người còn chưa có đó?

-Ai?

 Tôi ngó quanh, cô gái ở dưới tán cây vẫn chưa có dụng cụ để thực hành. Chần chừ, khó xử, hơi nhút nhát. Nhưng Nguyệt cứ thúc đằng sau:

-Cho Dung mượn đi!

-Ơ..ờ..!

-Lẹ đi!

 Tôi thảy quả lựu đạn khắc chữ Y to tướng cho thằng Nhân, cầm trái lựu đạn chữ T tiến lại phía gốc cây.

-Nè, cho Dung mượn!-Tôi lơ đễnh đặt trái lựu đạn trên ghế đá.

-…………!

-……..!

-Cảm ơn nhé, thế còn Tín thì…?

-Yên tâm, yên tâm, nếu Tín không có thì sao Tín cho Dung mượn được chứ?

-Vậy à, dù sao thì..?-Dung nói với giọng hơi buồn.

-Ờ, không sao đâu, bạn bè mà!

  Tôi không muốn giữa hai đứa tôi phải vay nợ một cái gì, hoặc cảm kích một vấn đề gì khác. Cái đó thuộc về tâm lý. Đơn giản chỉ là Dung không có lựu đạn gỗ thực hành, còn tôi thì dư một trái. Trái đó cũng chẳng để làm gì, thì tôi cho Dung mượn. Sự việc bình thường, chắc sẽ chẳng ai cảm kích lắm làm gì đúng không?

 -Có bao giờ các em nghe tới các loại chất nổ như C4, TNT chưa?

-TNT ạ?-Tôi hỏi ngay, vì đó là Tri Nitro Toluene có trong sách Hoá học.

-Vậy nó là gì?

-Là Thuốc Nổ Tốt ạ!-Cả hai lớp nhìn tôi cười sằng sặc.

-Em mang cái Thuốc Nổ Tốt của em lên đây!

 Buổi học hôm đấy, Tôi dùng quả lựu đạn gỗ đáng nhẽ ra là của Yên. Còn quả lựu đạn gỗ của tôi thì được Dung sử dụng. Lũ bạn của tôi sẽ bảo là rắc rối là chuyện tình cảm lòng vòng vớ vẩn gây hại não, là nhùng nhằng giữa cả hai.

 Nhưng tôi xác định Yên mới là mục tiêu mà tôi cần đánh gục, hiển nhiên không phải bằng súng ống hay chất nổ.

CHAP 51: NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM.

 Nếu bạn nghĩ rằng tôi là một thằng con trai đang chơi cái trò đê tiện “bắt cá hai tay” hoặc thoáng hơn một chút là có mới nới cũ. Điều đó đúng với phương diện, dựa trên suy nghĩ của bạn. Cũng như thằng Hoàng nói với tôi:

-Mày tán Yên có cảm thấy nhanh không, quên Dung rồi à?

-Chưa quên hẳn?-Tôi ngậm cái cuống lá trên miệng đáp lời thằng Hoàng.

-Thế sao còn..?

-Ý mày nói là Yên!

 Nó ngồi bệt xuống, hai tay để lên hai đầu gối, ánh mắt nhìn xa xa, gật đầu hưởng ứng. Tôi thổi phù chiếc lá xuống dưới đất, không đáp lời nó.

 Không phủ nhận, chính cái việc cách ly, hạn chế với Dung là một câu khẳng định, tôi vẫn còn vương vấn tình cảm. Nhưng một thằng con trai, ngay cả trong lòng mình như thế nào cũng không dám đối diện, thì đó là đứa không có sĩ khí. Cách tôi thể hiện và quan tâm Yên, là cách tôi dám làm theo những gì trong lòng mình nghĩ. Bởi vì, Yên có sức hút với tôi, lúc này hơn.

 Hai thằng ngó ra khoảng sân đầy nắng chiều, xem mấy đứa con gái trong lớp ném lựu đạn. Những công việc dùng sức với con trai được xem là nhẹ nhàng, thì con gái rất vất vả. Yên vẫn cố gắng trong từng lượt ném, đến khi cái tay mỏi nhừ mới chịu ngồi xuống cái ghế đá dưới gốc cây bên kia nghỉ. Còn Dung thì vẫn cứng đầu, cố ném bằng được cho qua vạch đích càng xa càng tốt.

-Tao thấy Dung được đấy chứ?

-Được? Thì tao có nói là không được đâu.-Tôi càu nhàu thằng bạn, đột nhiên hôm nay nó nghiêm túc một cách kì lạ.

-Vậy sao còn bỏ lỡ?-Nó bẻ ngón tay cái rắc, coi như phương pháp giãn gân giãn cốt.

-Không hợp!

 Coong!

 Tiếng lựu đạn gỗ rơi xuống va vào sân xi măng một tiếng khô rốc, làm cho cái nắng buổi chiều thêm gay gắt.

 -Mày nghĩ là không hợp thiệt à?

-Ờ, người trong cuộc hiểu rõ!-Tôi với tay bẻ một chiếc lá rồi ngậm nó ngang miệng, chẳng biết nó có ý nghĩa gì nữa, hoặc chiếc lá có làm giảm bớt sự nghiêm túc của thằng bạn hay không.

 Thằng Hoàng cũng thôi càm ràm bên tai. Quả thực những lời quan tâm của nó, thực chất là những câu hỏi xoáy vào trọng tâm của nó là những câu hỏi tôi tự đặt ra cho mình. Giờ đây, có người chịu nghe tôi trải lòng, hoặc đưa ra ý kiến cá nhân thì cũng thoải mái hơn là độc thoại một mình.

 -Cả lớp nghỉ giải lao!

 Yên cùng với mấy đứa bạn cùng lớp đi ngang qua chiếc ghế đá tôi và thằng Hoàng ngồi. Đi qua hẳn, rồi cô nàng mới ý tứ quay lại nhoẻn miệng cười. Cảm gió đó khiến tôi cảm thấy buổi học quân sự cũng có hương vị đấy chứ.

 Khi bạn ao ước một cái gì đó, những biểu hiện gần như đạt gần đến mục tiêu sẽ làm bạn cảm thấy phấn chấn một cách lạ thường. Và tôi ao ước được sánh đôi bên Yên, nụ cười đó là một biểu hiện.

 Qua giờ giải lao, buổi học quân sự được coi là ác mộng với các bạn nữ, học về vũ khí.

 Thầy giáo giới thiệu sơ qua về súng AK47, rồi cả họ hàng anh em được cải tiến từ nó mà lên. Thành phần nó thế nào, ra sao, nguyên tắc hoạt động và chúng tôi được thưởng thêm những câu chuyện xoay xung quanh chiếc súng huyền thoại này.

 Sau đó, là công việc của bảo dưỡng nâng niu súng. Và tháo lắp súng là một công việc để phục vụ cho việc trên.

 Bọn con trai tôi thì say xưa hứng thú, còn mấy phái nữ thì cố mà lắng nghe trong những cái lắc đầu khó hiểu.

 Xóm nhà lá tôi thì hăng hái đến nỗi là những thằng sau khi được xem hướng dẫn thì xung phong lên thử đầu tiên. Buổi học đó, coi như chúng tôi là những học sinh gương mẫu nhất.

-Trả nè, cảm ơn nhiều nhé!-Dung tô đậm lời cảm ơn bằng một nụ cười, khi dắt xe ra về. Chắc cô nàng cố tìm tôi.

-Ơ, không sao đâu, Dung không có thì cứ giữ lấy đi!

-Tín thì sao?

 Tôi vung vẩy trái lựu đạn gỗ trên tay, để thay cho câu trả lời. Dung nhìn nó khẽ nhíu mày, lí nhí nói cảm ơn lần nữa rồi lên xe ra về. Tâm trạng có vẻ nhợt nhạt hơn lúc đến cảm ơn tôi.

 Tôi giơ quả lựu đạn mình cầm trên tay, cái chữ Y khắc thật to và sâu chắc là nguyên nhân của điều đó. Tôi tung nó xoay vòng trên không trong lúc đi ra trạm xe bus.

 Những ngày đi học đều đặn trên trường, bao giờ lớp chúng tôi cũng sẽ được nghe những câu nhắc nhở đại loại như là:

-Phong, có cần cô cho ra ngoài ngủ không!

-Nhân, trật tự không ảnh hưởng bạn khác?

-Bình, ngáp thì che miệng lại!

 Muôn hình vạn trạng những tư thế bộc lộ các biểu hiện chán chường, hoạt cảnh chung của hội chứng tiền Tết, mà có thể dễ gặp ở bất kì nơi đâu trong cái trường học này.

 Tôi không bị ảnh hưởng bởi hội chứng đó. Bởi vì tôi mắc một bệnh gây nên hội chứng còn mạnh mẽ hơn. Y học người ta gọi đó là tương tư, còn chúng tôi thì dễ hiểu hơn là nhớ nhung một ai đó.

 Ai đó của tôi thỉnh thoảng xuất hiện ở nơi ban công biên giới phân chia hai lớp, đôi khi đi ngang qua lớp tôi, với làn tóc dài bị gió đùa nghịch khẽ tung bay. Và mỗi lần như thế, tôi chỉ biết nhìn để ghi nhận những khoảng khắc đẹp đẽ này, để lâu lâu còn lôi ra hồi tưởng. Vì những biểu hiện mạnh mẽ như trên mà thằng Phong đã tặng cho tôi hai câu thơ lục bát:

-Tình yêu như bát bún riêu

Bao nhiêu cọng bún bấy nhiêu sợi tình!

 Chuyện tôi bắt đầu âm mưu trồng cây si với Yên nhanh chóng lan toả tới từng thành viên trong xóm nhà lá, ngoài ra không có ai trong lớp tôi để ý. À, phải ngoại trừ Dung chứ, vấn đề này tôi không dám chắc.

-Thế là tao sẽ danh chính ngôn thuận theo đuổi Dung được rồi!-Thằng Phong dùng hai tay đấm ngực nhái điệu bộ của một con tinh tinh, trong khi tôi thấy nó giống Hà Mã hơn.

-Được đấy, nhưng tao sợ thằng Tín nó phản đối-Kiện cận có vẻ tinh tường hơn cả.

- Ôi tình yêu, nó là mê lực.

Giữa cuộc đời cùng cực bỗng vút thành làn mây.

 Chẳng hiểu thằng Phong dạo này đào đâu ra mấy câu thơ đầy chất lãng mạn đến nổi da gà như vậy. Tôi khoát tay cười trừ, cho dù cái tâm trạng “ Dung từng yêu tao” nó đang âm thầm mọc mầm trỗi dậy.

 -Thôi, tao ra ngoài ban công đây, trong lớp bí quá!

-Vâng, kính anh, tình yêu second hand của anh đang chờ?

-Thằng khốn!-Tôi quay lưng chửi thằng Mập rõ to, rồi phóng vút ra khỏi lớp, tránh phải nghe những câu chọc ghẹo tiếp theo.

 Yên đã có mặt ở đó tự lúc nào, và việc tôi tiến lại gần để hai đứa nói chuyện cũng tự nhiên như việc Yên lúc nào cũng có mặt ở đây vậy.

-Học quân sự thiệt khổ?

-Ừ, mệt thật!-Tôi hưởng ứng lời nói của Yên, chứ thực chất đến phần súng ống, boom lựu đạn này, tôi rất, rất có hứng thú.

-Sắp đến kiểm tra rồi, Yên sợ quá đi!

-Xin cô y tá đừng lo, có người lính tôi đây, tôi sẽ bảo vệ cho cô!-Tôi buột miệng nói ra những suy nghĩ về viễn cảnh giả thiết : đang trong chiến tránh. Một ý nghĩ hơi có phần khốn nạn thì phải.

 Yên chỉ biết cười trừ cái điệu bộ chào cờ nghiêm túc của tôi.

 Những ngày giáp Tết, cuộc sống trường học gắn liền với những bài giảng không có gì hứng thú. Hứng thú làm sao được, khi không khí Tết tràn về trên từng ngách nhỏ từng con đường như vậy. Những vỉa hè rộng được một số người trưng dụng làm nơi bán hoa Tết rực rỡ khắp một khu rộng. Ngoài ra có chút hương vị quân sự. Dù ở đâu và thời gian nào, tôi luôn đặt Yên lên một vị trí ưu tiên, cần được bảo vệ đặc biệt, như một loài động vật dễ thương trong sách đỏ.

 -Mày quên anh em rồi nhé?

-Đâu có!-Tôi nheo mắt qua cái ngắm của súng Ak trong giờ học quân sự, giữ nguyên sự tập trung, trả lời thằng Kiên cận!

-Suốt ngày cứ đuổi theo gái thôi con ạ!-Nó vừa cười vừa nói mà sao nham hiểm hơn cả những câu chửi nữa.

-Đứng dậy!-Tiếng thầy cắt ngang!

-Mày không thấy tao vẫn còn học hành chăm chỉ đấy sao?-Hai thằng tôi đứng dậy theo đúng nguyên tắc nằm bắn!

-Cái đầu mày chứ, bỏ anh em đi nói chuyện với gái không?-Nó tranh thủ phủi lại bụi dính trên áo quần.

 Tôi tặc lưỡi trước câu trách cứ của thằng bạn. Hình như thằng quân sư của tôi nói có phần đúng thì phải. Với Dung, tình cảm của tôi là một thứ tình cảm theo kiểu một cậu con trai nghịch ngợm kết đôi với một cô nàng học giỏi, chức cao bản lĩnh trong lớp. Còn với Yên dịu dàng thì tôi đang cố gắng tự biến mình thành một đối tác ân cần, đầy quan tâm, sẵn sàng bảo vệ cô nàng dù bất cứ khi nào, kể cả việc biểu hiện ra nét mặt.

-Có gì sai không? Không! Tất cả đều là chân tình! Tôi cam đoan là như vậy?

Những ngày lăn lê bò toài, ném lựu đạn gỗ coong coong xuống sân trường, bó bệnh nhân thành xác ướp Ai Cập cũng dần dần kết thúc. Và hiển nhiên, muốn kết thúc cái gì cũng phải qua sát hạch, mà thi là một hình thức phổ biến. Học thì khó, nhưng thi Quân Sự cũng khá là dễ nên ai nấy cũng thở phào khi nghe kết quả thi khá là khả quan.

-Vậy là qua rồi nhé!-Tôi bạo gan đi bên Yên trong buổi cuối cùng, cố gắng phớt lờ những ánh mắt bực tức của mấy thằng con trai lớp bên vì dám xâm phạm hoa của lớp nó.

-Hì hì, mừng quá đi mất!

-Có gì đâu, Yên chắc chắn là qua mà, thấy Tín nói chưa?

-Xì, Tín chỉ giỏi nịnh thôi!

Ơ! Nịnh! Ờ! Chẳng sao, nịnh người mình thích không phải là cái tội!

Trong lúc tôi mơ mộng chìm vào mê cung của sự cuốn hút từng cử chỉ, từng hành động, và từng điệu bộ đi đứng hay cười của Yên thì ngoài kìa thời gian vẫn cứ vùn vụt trôi. Mới đây thôi mà đã là buổi học cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

 Đôi ba câu chúc Tết gửi tới từng cô cậu học trò không kìm hãm được sự phấn khích tột độ.

-Hu ra, chúc mừng năm mới!

-Tết tết tết đến rồi!-Thằng Linh vẹo từ sáng tới trưa cứ lẩm bẩm mãi một câu hát, y chang mấy ông thầy trừ tà bắt ma trong mấy bộ phim Cương Thi của Trung Quốc.

-Năm mới có pháo với hoa.

Nhưng tôi chỉ thích thịt gà mà thôi!

 Thằng Phong mập có vẻ tìm ra sở thích muộn màng của nó, làm thơ. Nói chung là thể loại thơ con cóc, nhưng chí ít nó cũng phải làm chúng tôi phì cười.

-Ế, Tết này mồng mấy lên nhà Thầy chúc Tết mày?-Mấy thằng bạn quay qua hỏi thằng Hải.

-Mồng ba đi, mồng ba tết Thầy mà!

 Lằng nhằng cái việc hẹn giờ, rồi tập trung ở đâu mà lớp bên cạnh đã về mất tiêu, mang theo Yên về luôn rồi. Tôi còn chưa kịp nói câu chúc Tết ý nghĩa mà mình đã cố công nặn óc nghĩ ra tối hôm qua. Uất ức, tôi không thèm tranh cãi với lũ bạn, nằm lăn lóc ở trong góc lớp.

-Vậy tập trung ở nhà tao nhé?-Thằng Nhân đen đứng dậy.

-Ơ cái thằng điên, bắt xe bus xuống nhà mày, rồi bắt lên lại à, rảnh!-Tụi bạn cốc đầu thằng Nhân vì mấy cái tối kiến.

 Họp lớp chưa xong, mấy thằng trong xóm nhà lá đã tụ họp lại bàn tính đi chơi riêng:

-Thế bọn mày nghĩ lên đồi làm quả picnic được không?

-Ngon, lúc đấy khác nào đi chơi xa cơ chứ?-Thằng Hoàng chưa bao giờ có cơ hội bước lên đồi thì háo hức lắm.

-Thế chuẩn bị những gì, ngày mồng mấy tiến hành?

-Mồng hai đi?

-Thôi, mồng bốn tết đi.

 Chốt lại là mồng bốn tết, nhóm chúng tôi sẽ đi cắm trại. Ngoài xóm nhà lá thì Dung, Trang, Nguyệt, Thuỳ và tiểu sư muội tôi là khách mời. Khuyến khích dẫn theo em gái, hàng xóm bằng hoặc thua tuổi mới chịu.

 Lịch Tết của tôi ngoài dành cho gia đình và Thầy thì tôi tự điền ngày mồng hai lên nhà Yên chúc Tết. Chẳng hiểu là do ma xui quỷ khiến thế nào, hoặc quá hưng phấn vì Tết sắp đến mà tôi nổi máu liều hay không.

-Vậy nhé!

-Rồi, biết!

-Nhớ đấy!-Bọn anh em chúng tôi nhắc lại rõ ràng, tránh mấy thằng hứa trước quên sau.

Tôi lững thững bước ra khỏi lớp. Ngang qua bàn Dung, cô nàng cũng tình cờ bước ra về. Hai đứa chạm mặt nhau, ngập ngừng:

-Tết vui vẻ nha!-Tôi dồn hết can đảm, đạp tan cái bức tường ngại ngùng.

-Ừ, Tết vui vẻ!

-Chuyện cũ….!-Hai đứa tôi đồng thanh.

 Bất ngờ, rồi cùng nhìn nhau cười! Chuyện cũ, đã cũ rồi thì đừng nhắc lại!

CHAP 52: NHỮNG NGÀY XUÂN VỀ!

 Thực sự là hơi bối rối và cũng khó diễn tả về chap này. Nó như một cái gì đó “ lạc lõng” trong cái cốt truyện đơn giản như các bạn thấy. Nhưng với mình, người viết những dòng tiếp theo thì cảm thấy nó là một phần không thể tách rời. Một câu chuyện cần những phần chuyển tiếp, ai cảm thấy không hứng thú thì hãy coi nó đơn giản là như vậy.

 Xin lỗi các bạn nhé, tối qua về mệt quá nên lăn quay ra ngủ. Sáng đi làm sớm nên không lên face thông báo được!

Những ngày cận Tết, không khí càng thêm nhộn nhịp. Chợ thì đông người và đủ mọi mặt hàng, người đi mua hàng để chuẩn bị cho Tết cũng đông không kém. Những vỉa hè ngập tràn hoa, những chậu quất, những cây mai vàng rực rỡ khoe sắc vàng đua với nắng.

 Và tôi thì đua với thời gian những công việc nhà. Bày dọn, lau rửa những ô của kính. Nói chung là những công việc làm cho ngôi nhà trông sáng ra một chút là ổn thoả.

 Trên những phương tiện truyền thông, những bài hát về năm mới về Xuân rộn ràng làm nô nức bao nhà. Trẻ em thì xúng xính trong những bộ đồ mới, vui vẻ cười đùa.

 Đêm giao thừa, thưởng thức chương trình Táo Quân như một món ăn tinh thần quen thuộc, chắp tay đi ra đi vào khiến Ba Mẹ tôi phát cười. Chờ đợi một điều gì đó, một cái tín hiệu thông báo năm mới.

-Coong, coong!-Chiếc đồng hồ quả lắc điểm mười hai giờ đúng.

-Chíu chíu, bùm, bùm..!-Âm thanh nối tiếp tiếng chuông đồng hồ.

 Tiếng pháo hoa nổ báo hiệu năm mới. Tôi phóng vội lên phòng đặt bút khai xuân. Đơn giản chỉ là những gì mình mong muốn đạt được. Gia đình mạnh khoẻ, vui vẻ, mọi việc thuận buồm xuôi gió, và quan trọng là những kết quả tốt trong những kì thi sắp tới.

-Reeng, reeng..!-Tiếng điện thoại khiến tôi phải dừng bút, tôi đẩy vội cái ghế, nhanh chóng ra cầm điện thoại trước cả Mẹ tôi.

-Alo!

-Tín hả cháu?-Tiếng Bác tôi vang lên bên kia đầu dây.

 Sau màn chào hỏi và chúc Tết, tôi nhường máy lại cho Mẹ rồi đi vào phòng, cảm giác lại là chờ đợi. Đợi tiếng pháo rồi, giờ đợi gì nữa?

 Liên tục là những cuộc điện thoại gọi đến chúc Tết của những người thân, những bạn bè của Ba Mẹ tôi, nhưng tuyệt nhiên chẳng có cuộc điện thoại nào chính thức thuộc về tôi cả. Bạn bè trong xóm nhà lá hiển nhiên là nó cũng chẳng thể hiện cái tình cảm bằng việc gọi điện chúc tết, chính cả bản thân tôi cũng vậy. Tôi chờ điện thoại của một ai đó, như một phép thử tình cảm.

 Và phép thử của tôi thất bại.

 Những ngày mồng một Tết, tôi vui quên trời quên đất bằng việc đi chúc Tết họ hàng, xóm làng. Đi một vòng chán chê thì mấy anh em tập trung lại chơi đánh bài. Một kiểu vui Tết “truyền thống” nhưng lại cực kì chan chứa tình cảm.

 Những ngày mồng hai là Tết “ tự do”. Theo kiểu, thích đi đâu chơi thì đi, thích làm gì thì làm, tất nhiên phải trong khuôn khổ cho phép. Tạt qua nhà Yên, Nhân đen và Hoàng chúc Tết, buổi chiều tôi hùng dũng tiến lên nhà Yên. Chẳng hiểu sao, tôi lấy đâu ra cái dũng khí xông pha chúc Tết nhà cô gái mà mình thích?

 Đứng trước cánh cửa cổng mà mới chỉ một lần tôi bước qua, những tiếng cười vọng từ trong nhà ra làm tôi có cảm giác nhụt chí. Hơi rụt rè, sĩ khí hừng hực ban đầu dần mất sạch, tôi tính rảo bước quay về.

-Kính coong!-Một phút điên rồ, tay tôi nhấn vào chuông cửa.

 Người ra mở cửa là Yên, tôi thở phào nhẹ nhõm, chí ít tôi cũng đi chúc Tết đúng người, chứ không phải vào dạ dạ vâng vâng, ngồi im và ngoan ngoãn nói chuyện với Ba Mẹ cô nàng coi như là may mắn vậy.

 -A, Tín..sao không báo cho Yên trước!-Yên hôm nay trông không khác gì nàng xuân vậy, làm cho người đối diện một cảm giác tràn đầy sức sống.

-À, Tín tiện thể tạt ngang thôi!-Tôi thản nhiên nói câu đã chuẩn bị sẵn, phủ nhận cái mục đích ban đầu.

-Vậy thì Tín vào nhà đi, lớp Yên cũng đang ở trong này!

-Lớp….Yên!-Tôi trố mắt ngạc nhiên, nuốt nước bọt cái ực như muốn nuốt cái sợ hãi vào trong, không cho nó biểu hiện ra mặt.

-Sao vậy?

-À, à, không sao đâu!-Tôi nín lặng và đi theo gia chủ.

 Thực chất thì theo tôi phán đoán, chắc cũng chỉ mấy bạn hay chơi trong lớp với Yên, thỉnh thoảng đi học về chung tôi thấy. Ấy vậy mà số lượng trong nhà cũng phải tầm mười mấy người trạc tuổi tôi. Cả lũ đang xúm xít xung quanh cái sòng đánh bài xì lác thì phải.

 Muốn trở mình nổi trội, hãy làm việc khác với đám đông. Tôi tuân thủ châm ngôn đấy nên một mình ngồi trên ghế uống nước trà và cắn hạt dưa, nhâm nhi hương vị ngày Tết. Yên phải tiếp cả bạn cùng lớp, và cả tôi nên cứ phải chạy qua chạy lại. Tôi không nói gì, chứ mấy cái thằng đang ngồi xem bài dưới kia phải bắt cô nàng ngồi sòng chung mới được.

 Tôi không nói gì, ngồi tiếp chuyện với chị gái Yên. Lâu lâu hai chị em nói đến những câu chuyện vui, liên quan đến Yên hồi nhỏ và hiện tại thì phá lên cười. Vô tình tôi trở nên nổi trội.

 Và đám con trai lớp bên cạnh nào muốn cho tôi chiếm phần tiện nghi.

-Bạn Tín xuống đánh bài cho vui nào?

-À, không, mình không biết chơi bài!-Tôi xua tay từ chối, thể hiện sự chững chạc trong nhiệm vụ chúc Tết là chính.

-Không biết chơi bài? Kém vậy!-Tôi khẽ nhíu mắt nhìn cái thằng vừa phát ra câu khích tướng, rồi nhanh chóng trở lại khuôn mặt cười hiền hậu ngay.

Chúng nó đâu có dễ dàng bỏ qua, liên tục ở dưới khích tướng, buộc Yên phải lên tiếng làm vừa lòng tất cả:

-Vậy Tín xuống chỉ Yên đánh nhé!-Yên mỉm cười, thể hiện sự công tâm trong vai trò chủ nhà.

Anh hùng khó qua ải mỹ nhân, đến cả anh hùng còn như thế huống gì là tôi.

Vì là đánh bài vui xuân nên coi như ai thua thì lì xì cho người thắng. Mỗi ván số tiền là một hoặc hai ngàn, chưa kể đến các hình phạt dành cho những con heo tối thượng.

 Song kiếm hợp bích với Yên, trong vai trò cố vấn “ giấu nghề”, những ván đầu tiên, chúng tôi toàn phải đi lì xì cho mấy đứa khác, trong ánh mắt cười ngạo nghễ của mấy thằng lớp bên cạnh.

 -Để Tín đánh thử xem, chắc Tín bốc bài sẽ đẹp hơn!

 Tôi ngạo nghễ ngồi vào sòng bài và dần cải thiện thành tích. Từ lì xì nhiều, rồi lì xì ít, rồi chuyển qua được người ta lì xì lại. Rốt cuộc dưới chỗ tôi và Yên ngồi, những tờ tiền một hai ngàn ngày một dày lên.

 Tôi phải gỡ lại danh dự nên quên mất châm ngôn của mình, càng đánh càng hăng say, càng nhìn vẻ đau khổ của những bài thủ xung quanh càng thấy thoả mãn. Thế nên lúc năm giờ chiều tôi phải đứng dậy xin phép ra về, trong khi chưa thể hiện được gì với riêng Yên cả.

-Tín về nhá, năm mới vui vẻ nào!

-Chưa lì xì cho Yên mà?

-Lì xì? Yên lớn thế này còn đòi lì xì sao?

- Ki bo, năm mới mà để Yên đòi sao?-Cô nàng ra bộ nhõng nhẽo.

 Chịu thua trước cái lí luận trẻ con, tôi đành cười vui vẻ mà rút túi lì xì ra cho Yên.

-Không, Yên có đòi lì xì tiền đâu?

-Ớ, vậy thì cái gì?

-Hay Tín gấp tặng Yên cái gì đi!

- Gấp, Yên….!

 Tôi lắp bắp trong miệng, nói không ra tiếng. Gì chứ trước tới giờ, bảo tôi chơi thể thao liên tục thì tôi làm được, ngồi nghe nhạc liên tục thì tôi cũng nghe được, chứ bảo tôi gấp tiền thành hình thù con gì đó, hoặc một vật gì đó thì tôi chịu.

 Bởi cái hình duy nhất mà tôi biết gấp từ tờ tiền là hình trái tim, mà tặng trái tim thì như vậy quá lộ liễu.

-Tín chỉ biết gấp một cái thôi!

-Cái gì cũng được mà!-Yên lại cười mê hoặc, ra vẻ ưng ý lắm.

 Chiều mồng hai Tết, có hai đứa học sinh ngồi bệt xuống hiên nhà, người con gái chăm chú nhìn cậu con trai xếp hình trái tim lì xì năm mới.

 -Mày đùa tao à!-Thằng Nhân đen nghe tôi thuật lại, la toáng lên, mặc dù nó cả lớp tôi đang ở nhà Thầy chúc Tết.

-Suỵt, bé cái mồm!-Tôi đưa tay làm dấu cho nó, bảo nó trật tự.

-Thế mày tính sao?-Thằng Kiên cận chụm đầu lại bàn tán.

-Từ từ rồi tính!-Tôi cười bâng quơ, ra vẻ sung sướng lắm.

 Theo cái lí thuyết mà thằng cận dạy cho tôi: “ Mày tặng con người ta cả trái tim mà còn bảo từ từ rồi tính, thằng ngu”.

 Tôi không kinh nghiệm và sâu sắc, dùng triết lý nhiều như nó nên ngồi im và chỉ cười. Mường tượng đến chuyện ngày hôm qua.

-Xong!-Tôi đưa tay quệt mồ hôi trán, cẩn thận bỏ vào phong bao lì xì, đưa cho Yên!

-Hì hì, cảm ơn Tín nhé!

-Giờ tôi về được chưa cô nương!

-Chưa, chờ Yên xíu!

 Yên đưa tặng tôi một chiếc phong bì đỏ, những bông hoa mai trang tí màu vàng thật đẹp. Vẻ mặt cô nàng cực kì nghiêm túc.

-Chúc Tín năm mới thành công nhé, nhớ mời Yên liên hoan đậu đại học đấy!

 Tôi cảm động trước câu chúc đầy ý nghĩa. Cầm chiếc phong bì, vẫy vẫy tạm biệt Yên.

-Thế trong phong bì có cái gì?-Tụi bạn lại tò mò, cắt ngang dòng hồi tưởng của tôi.

-Có cái gì thì kệ tao mày, tò mò làm gì?

-Thì tò mò thôi, anh em thân thiết mà không chia sẻ cho nhau được à!-Tụi bạn ra giọng nịnh nọt, hòng moi thông tin cơ mật từ tôi.

 Thuỷ chung, tôi vẫn lắc đầu nguầy nguậy.

-Có khi nào là chiếc phong bì không có gì không mày?-Thằng Hoàng dùng kế khích tướng. Tôi đáp lại bằng cách lắc đầu một lần nữa.

 Chịu thua với cái kiểu bí hiểm của tôi, tụi bạn liên tục đe doạ bằng cách sẽ kể sạch sàng sanh mọi chuyện của tôi và Yên cho Thầy. Gì chứ, tôi không đùa được với tụi này, bán bạn là sở trường và đâm thọc sau lưng là ưu điểm, nên tôi phải lấy cái món quà tặng giấu kín ra cho tụi nó xem.

-Hạc với chả chim, hai anh chị lắm trò!-Tụi bạn cười sặc máu với cái hình con chim được gấp tỉ mỉ bằng tờ tiền năm trăm đồng mới cáu.

-Kệ tao mày, mày có ai tặng không mà chê!-Tôi hơi cáu phản ứng, bảo vệ món quà mà mình được nhận.

 Tụi bạn bỏ mặc tôi, vẫn cười chế giễu. Tụi nó cũng không ngờ, tôi chỉ khai ra một nửa món quà có trong chiếc phong bao lì xì.

 Một nửa còn lại là một tấm thiệp, theo tôi nghĩ nó là tự làm. Không phải là những câu chúc vạn sự an khang, hay là chúc tôi mạnh khoẻ thi tốt. Đơn giản trong đó là hình vẽ vui nhộn. Hình vẽ một chiếc bàn cuối lớp, một cô bé tóc dài ngồi cạnh một cậu bé. Đặc điểm của cậu bé này trên đầu chỉ có một sợi tóc, xoắn tít như dây tóc bóng đèn. Đến ngay cả giờ, tôi nghĩ nát óc mà vẫn không hiểu, tại sao Yên lại hình tượng tôi như vậy.

Tôi tiếp tục du xuân cùng với nhóm anh em trong lớp. Cái ý nghĩ chẳng giống ai, khi mồng bốn Tết âm lịch, cả lũ thưởng thức buổi trưa trên đồi. Ừ, thì đôi lúc cũng phải có chút gì đó “ rồ dại”, cuộc đời này mới nhiều màu sắc được.

 Đúng quy cách của một buổi pic nic, có tấm bạt để ngồi, than để nướng thịt, rồi thức ăn, đồ uống và trái cây. Không quên kèm theo cây đàn Guitar của thằng Bình boong-một phần nó muốn thể hiện với bé Thuỳ- để góp vui cho chương trình.

 -Thằng Tín, mày ra nhóm than nướng thịt nhanh, ra phụ Dung kìa!

Tôi khó chịu quay qua nhìn thằng Mập rảnh rỗi đang ngồi ăn vụng thức ăn, tiến đến bên Dung. Cô nàng đang nhóm than, nhưng hình như đây không phải là chuyên môn của Dung thì phải, lửa thì không thấy chứ khói thì đen ngòm dày đặc bốc lên khiến cô nàng ho sặc sụa.

-Đế,…làm cho!-Tôi cộc lốc lên tiếng.

-Ý, than cháy rồi kìa!-Cô nàng đưa tay quệt ngang mũi. Một vệt đen lưu lại.

 Tôi bưng mấy xiên thịt đã chuẩn bị sẵn từ nhà, rồi vỉ nướng tiến hành công việc được giao.

-Để Dung làm cho!

-Lau mặt trước đi đã!-Tôi chìa cái khăn giấy ra cho Dung.

-Sao phải lau?

 Tôi đưa tay ra dấu ngang mũi, chỉ cho cô nàng nơi bị than dính vào. Khẽ lí nhí cảm ơn, Dung không quay sang nhìn tôi nữa.

 Công việc nướng thịt thì chỉ đơn giản là nướng nó trên than, ngồi chờ rồi lật mặt cho nó chín đều. Rồi bỏ nó ra dĩa. Một công việc chán ngắt và rảnh rỗi. Nếu như bình thường đây là cơ hội tuyệt vời cho những câu chuyện riêng, nhưng giữa tôi và Dung lúc này thì mọi chuyện trở nên khô cứng, y như những miếng thịt đang co quắp kêu ì èo dưới sức nóng của những hòn than đỏ lừ vậy.

-Tết có vui không?

-Bình thường mà, giờ lớn rồi, đâu còn cảm thấy vui gì nữa!

-Ờ, năm mười hai rồi!-Tôi cũng gật đầu đồng thuận, không chọc Dung như những lần trước.

Dung quạt cho than nóng lên, rồi tiếp tục công việc. Không quay lại nhìn tôi, vẫn muốn tiếp tục câu chuyện không chủ đề này.

-Năm nay Tín tính thi ngành gì?

 -Chưa biết nữa, đang phân vân!-Tôi miên man bị cuốn đi vô hồn.

-Sao vậy, chẳng lẽ không biết mình muốn gì?

-Không, đang phân vân thôi!

-Ra vậy!-Lại một câu vô thưởng vô phạt.

-Vậy còn Dung?-Tôi cầm cái que xiên bị gỡ ra, vẽ vòng tròn dưới đất.

-Là…!

-Nhanh lên hai anh chị, tụi em đói lắm rồi!- Tiếng thằng Phong mập gào rú vang vọng.

 Buổi tiệc picnic được tổ chức dưới tán cây mát rượi. Cảm giác được ngồi cạnh những người bạn, giành giật nhau những món thức ăn tự chế biến, được nghe những hàng cây rì rào kể chuyện. Được nghe những tiếng guitar trữ tình, được nghe những câu chuyện bí mật lúc thời áo trắng học trò, là một kỉ niệm đẹp nhất, mà có lẽ đời người khó có thể tìm lại được. Bởi cái sự vô tư, hồn nhiên, pha chút tinh nghịch thì sẽ đi theo thời gian mãi mãi.


Truyện teen Học sinh chuyển lớp
Tải về: phần mềm chat vitalk 
[ ↑ ] Lên đầu trang