Qua ngày thảm họa với 5,2 tôi vẫn được ở lại lớp, đơn giản đó là điểm đủ cho học sinh tiên tiến, cộng thêm điểm học kì I khá cao nên tổng kết cả hai học kì, tôi vẫn thuộc loại trụ hạng.
Anh em chiến hữu thằng nào cũng ở lại, hai suất xuống hạng dành cho hai bạn ở tổ bên. Dù sao cũng là thành quả hơn một tháng cho việc dốc sức trâu bò ra cày học.
Tôi khoan thai tản bộ xuống quán cà phê của thằng bạn cấp II, dọc đường có liếc qua nhà cô Ánh. Trong nhà có người, hình như đang bàn tán chuyện gì, rồi cô Ánh xuất hiện, chỉ trỏ gì đó phía nhà.
-Chắc là bán nhà vào hẳn trong Nam ở luôn đây.
Nguyệt chuyển đi cũng đã được gần ba năm, hồi đó hai đứa tôi vẫn chơi thân hết sức, chắc lần này vào cũng sẽ có gặp thôi. Lâu vậy không biết nhìn thấy mặt nhau thì nói cái gì đây biết.
Tôi gạt qua suy nghĩ hão huyền, đi vào quán cà phê, lượn qua con suối uốn mình theo hòn non bộ, chọn cho mình cái bàn ưng ý và tự thưởng cho mình một ly cà phê cho ngày nghỉ ngơi. Tối nay tôi sẽ đi hộ tống chị Thanh, còn sáng mai tôi sẽ vắng mặt buổi lễ tổng kết.
Không biết có đứa nào dự đoán việc tôi vắng mặt theo kiểu: -Chắc nó nhục quá trốn mất tiêu rồi!
Hay:
-Cái thằng, có gì đâu mà sợ cơ chứ…
Đầu óc tôi thả ra trăm ngàn lý do, tự mình hoang tưởng một mình.
Buổi chiều hôm đó cả nhà tôi ăn cơm sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho hai chị em tôi khởi hành. Bốn trăm cây số đường đi, nên tối nay lên xe thì sáng mai sẽ có mặt. Tôi hồ hởi cho chuyến đi xa nhất trong đời theo cách riêng , để mặc ông anh nhìn tôi với ánh mắt ghen tỵ:
-Ăn cơm đi, lườm nhau gì nữa? -Đúng rồi đó, anh ăn cơm đi, thể nào mấy tháng nữa chẳng được vào!
Anh trai tôi ngoan ngoãn nghe theo lời chị Thanh, vẫn tức tối lắm, chắc lại than bất công đây mà. Tối hôm đó hai chị em ra đường quốc lộ chờ xe, mẹ tôi thì lo lắng cho thằng con lóc chóc ra đó quậy phá người ta hơn là người ta ăn hiếp con mình:
-Ra đó cái gì cũng phải nghe lời chị Thanh biết chưa? -Dạ -Đừng có nghịch nghợm lung tung đấy? -Dạ -Cái gì muốn mua thì nói với chị!
Cứ mẹ tôi nói cái gì thì tôi dạ như cái máy. Háo hức với chuyến đi hơn nên mẹ tôi mở lời vàng ngọc nào thì tai nọ cứ xọ tai kia.
19h tôi với chị Thanh lên xe sau khi nghe đủ lời dặn dò và chúc của ba mẹ, tôi yên vị ngồi bên chị. Chiếc xe bắt đầu lăn bánh, tôi khoái trá ngắm cảnh đi lên dọc đường. Những nơi tôi từng nghe mấy đàn anh đi học xa nhà thường kể là đẹp hơn tranh.
Thành phố Buôn Mê Thuật khuất dần vào sau bóng đêm, xe bắt đầu lăn bánh nhanh hơn. Những đồi thông hai bên đường bắt đầu trôi nhanh về sau, mải mê ngắm cảnh tôi ngủ quên lúc nào không biết. Mãi cho đến khi chị Thanh đánh thức tôi dậy.
Ồn ào, náo nhiệt là thứ tôi cảm thấy được ở bến xe miền Đông. Người người chen chúc xô lấn. Xô bồ là từ mà tôi dùng cho hoàn cảnh này, nó trái ngược với không khí ở nhà hoàn toàn. Ngoài đường , chỉ có 5h sáng mà dòng người đã đông đúc di chuyển.
Chị Thanh vốn là sinh viên Kinh tế, lúc học thì vẫn ở kí túc xá trên đường Nguyễn Chí Thanh. 5h30 chị và tôi đứng trước cánh cửa kí túc im lìm. Vứt cái vỏ rác bánh mì vừa ăn xong, tôi làu bàu với chị:
-Lâu vậy chị!
Chị Thanh cốc đầu tôi, lượm rác tôi xả đặt vào cái thùng rác công cộng:
-Ở đây không phải là ở nhà, đừng ỷ lại xả ra có người dọn.
-Chờ tí là bác bảo vệ mở thôi, sắp rồi đó. “Ke…..ét”. Cổng sắt lâu đời ẽo ọt vang lên đằng sau lưng hai chị em.
-Ai đây Thanh? -Dạ, em trai cháu, cháu đưa nó lên để dọn dẹp đồ đạc.
Tôi gật đầu vòng tay chào bác bảo vệ già, lẽo đẽo theo chị lên tầng I. Kí túc xá vốn chia ra theo tầng, I,II,II là cho nữ sinh viên ở, còn từng IV cho đến VII là của nam sinh. Bình thường là cấm nam sinh xuống phòng nữ và ngược lại, nhưng tôi bé quá nên đặc quyền được vào phòng chị.
-Tí em lên ở trên phòng bạn chị hai đêm nhé, ngủ trên đó, còn ban ngày chị đưa em đi chơi. -Dạ!
Giờ tôi lạ nước lạ cái thì vào thế cá nằm thớt, chẳng thể phản đối được gì. Phòng nữ có khác, gọn gàng sạch sẽ, đã thế lúc tôi tới phòng thì cũng hầu như là các chị đã dậy hết trơn, có người còn học bài nữa. Sau màn chào hỏi cho phải phép, các bà chị bắt đầu chia quà của hai chị em tôi mang lên. Chị Trang mới là sinh viên năm hai nên hỏi chị tôi:
-Chị ơi, có như lần trước không? -Lần trước?-Tôi tròn mắt tò mò.
Chẳng là phòng có tám người, nên chơi với nhau thân thiết. Có lần một chị được mẹ gửi lên cho tô súp cua, dân Nha Trang mà. Cả phòng cầm muỗng xông vào ăn gọi là” ăn cho vui ,ăn vì tình nghĩa chứ bổ béo gì”. Ăn xong đồ gửi vì để lâu quá nên cả phòng bị Tào Tháo gọi tên, ba chị to béo nhất phòng nhập viện. Chị Thanh tôi thì tính vốn ít ăn vặt nên thoát nạn nhưng cũng phải chạy đôn chạy đáo gọi xe rồi chăm lo mấy bà khác.
-Thanh, có phòng không-Tiếng nam sinh viên gõ cửa. -Có nè Hải ơi!
Ông bạn chị tôi xuống đón tôi lên để đồ trên phòng. Tôi hơi ngại cái kiểu ăn nhờ ở đậu, nhưng mà cuối cùng cũng phải ngoan ngoãn theo ông anh kia trước cái lườm nguýt của chị tôi. Cuốc mỏi giò mới đặt chân lên cái tầng VII. Lượn qua mấy phòng mới tới phòng 704. Ông anh Hải nhìn tôi cười tươi và mở cửa
-Vào đi em.
Vừa nhìn sơ qua, tôi mới biết được thế nào là cuộc sống của nam sinh viên xa nhà.
-“Thiên đường là đây”!
Tôi thầm nghĩ bụng, khi trực tiếp chứng kiến một thế giới sinh động. Hàng đống ông anh cởi trần ngủ đủ tư thế, dọc ngang ,chéo đủ hết. Một số ông anh thì gà gật bên cái bàn nhỏ ngoài ban công, cạnh đó là ly caphe đen và gói thuốc lá.Chắc tối qua tới giờ chưa ngủ.
Sống động hơn cả là năm sáu ông anh đang dán mắt vào màn hình máy tính, không biết là có thêm cái mặt tôi đang tò mò xem đằng sau. Trời ạ, bắn vịt, game cổ xưa, vậy là một người chơi cả đám ngồi cổ vũ, hể chết một mạng là ăn luôn cái chửi:
-Con gà, để cứt vịt dính lên đầu -Ăn nguyên quả trứng nghen mày.
Tôi đứng giữa phòng, dùng chân gạt mấy cái thùng mì nằm giữa phòng, chào mấy ông anh đang say men rồi theo sự hướng dẫn của anh Hải ném balo vào cái giường cạnh cái cửa sổ.
-Phòng anh nó vậy, mà con trai nào cũng thế hết à.
Tôi thì hơi lạ lẫm với cuộc sống dân cư đông đúc này. Khỏi phải nói, phòng sức chứa tám người, phòng này là mười người, riêng thêm ông thần như tôi là mười một. Ông anh ngoài ban công thấy tôi e ngại thì lên tiếng vỗ về:
-Yên tâm, không thằng nào ngủ giường đâu, em cứ ngủ ở giường đó đi. -Lại thằng nào thế anh-Tiếng một ông ngái ngủ vang lên trên giường trên.
Cả phòng quay lại nhìn lão vừa thức với ánh mắt hơi bực tức, như kiểu phá đám không khí. Mà cái lão ấy cũng hay thật, ra khỏi phòng đi học là đóng cửa cái rầm, chẳng có ý tứ hay phép lịch sự gì cả.
-Thằng Khải chết dí đi rồi, vui rồi. -Ừ, cái thằng sống ích kỉ, chỉ biết bòn rút của anh em, khó khăn thì chuồn mất, sống ảnh hưởng người khác quá.
Hóa ra ông Khải kia cũng chẳng phải gương mẫu hiền lành gì, theo lời mấy vị thánh bê bối ở đây là thuộc loại keo kiệt, bòn rút và lợi dụng. Có lần nhà gửi quà lên, ăn sung sướng một mình, mặc anh em trong phòng khốn khổ ăn mì. Đã thế còn khiêu khích và buông lời thóa mạ, cất đồ ăn vào rương. Me hôm ổng đi vắng, mấy ông thần ở đây khinh rương vứt ra ngoài.
-Em cứ thoải mái đi, kệ nó-Tiếng ông anh khác động viên. -Dạ, không sao ạ.
Tôi nói rồi lôi mấy cuốn truyện thủ sẵn ra đọc cho đỡ buồn. Sáng chị Thanh lên trường nên đến chiều mới đưa tôi đi chơi được. Việc ăn uống nhờ anh Hải luôn cho tiện, dù sao cũng là bạn thân từ thời cấp III nên tin tưởng.
12h để lại ông Khải một mình, mười người kéo nhau đi ăn. Vừa đặt mình xuống ghế ăn căn-tin, tôi choáng váng với số lượng sinh viên đang xếp hàng, đông như giặc vậy. Chen lấn mãi chin ông anh mới vác khay cơm về.
-Á, cọng rau muống của hôm qua này
Ông mập sáng động viên tôi gắp cọng rau trong bát canh chua ra, hồn nhiên bỏ vào miệng.Tôi thì xanh mặt, lật rau sống lên ăn. Thảm hơn nữa con sâu hồn nhiên bò lên bẹ lá. Tôi cạch món rau luôn mà nhìn các vị tiền bối ăn ngon lành.
Hoảng hồn, anh sinh viên nhỏ nhất giật dây, quạt quay thêm một vòng rồi dừng hẳng:
-Sao sao vậy? -Thịt mỏng lét vậy mà bật quạt nó thổi bay mất sao!
Cả đám anh em mồm há hốc nhìn xuống đĩa thịt luộc. Khỏi phải nói là tôi đồng tình với anh Hải, mỏng lét cảm tưởng như nhìn được xuyên qua ấy. Ông anh bắn vịt hồi sáng vuốt râu ra vẻ có nghiên cứu:
-Thịt này cầm lên, thả xuống không khéo phải đảo vài vòng.
Tôi lạnh gáy với cuộc sống sinh viên lúc đó, những gì chứng kiến thu được vô số kinh nghiệm quý giá. Thà rằng ở nhà với ba mẹ còn sướng hơn là điều tôi khẳng định, mà không hề biết rằng, hai ba năm sau tôi có vẻ còn bá đạo hơn thế.
CHAP 60: TAY KHÔNG
Mười người vẫn cắm cúi dùng bữa, chính xác hơn là chín người còn lại ăn một cách ngon lành cành đào, để lại tôi trệu trạo cố gắng nhai hết dĩa cơm. Nói là dĩa cho sang vậy thôi chứ so với ở nhà chắc nó chưa tới hai chén cơm. Mà tôi vốn thuộc loại máy bào nên từng đó chẳng thấm tháp vào đâu.
Chị Thanh đến tận một giờ chiều mới lên rước tôi đi chơi. Hai chị em chạy tút sang quận 11 đi chơi công viên Đầm Sen. Những trò chơi mới lạ đưa tôi qua nhanh cái buổi chiều đầu tiên ở đất Sài Thành.
Chiều tối chui vào cái siêu thị, lựa chọn mấy món đồ cho tôi. Tôi thì bỏ hẳn qua phần dụng cụ vật dụng, tiến thẳng đến gian hàng kẹo bánh. Hoa mắt với đủ thể loại mà có nhiều thứ tôi chưa biết đến bao giờ. Bỏ qua cám dỗ, dốc tiền túi mẹ cho ráng kìm lòng lựa chọn.
-Một cái hộp kẹo bạc hà cho Dung! Cái này tôi mới phân vân nhất, đủ thể loại bạc hà trên đời, đắn đo mãi mới lựa được cái ưng ý theo tôi. -Không biết nàng có thích không?
Đi vòng ra đằng sau, tôi rờ tay vào mấy cây kẹo mút treo trên giá đỡ, mân mê sờ nắn xem nó có khác gì nhau không, và tất nhiên vẫn lấy mấy cây màu hồng để vào trong giỏ.
Với chị Nữ tặc thì tôi chẳng biết là thích vị gì và kẹo gì, cứ men theo lối mòn hôm trại tặng tôi viên socola thì tôi cứ thế mà y theo. Chợt nhớ tới sinh nhật của Dung, cô nàng tháng bảy, tôi hối hả chạy lại hỏi chị Thanh:
-Ở đây…..có bán đĩa nhạc không chị Thanh? -Muốn nghe nhạc gì cậu em, tí ra ngoài kia mua thiếu gì? -Không, em mua đĩa gốc cơ!
Chị tôi cũng khá bất ngờ, dẫn tôi lên tầng hai, men qua mấy cây đàn guitar và tiêu sao đến vô số cái giá để đĩa. Không chần chừ, tôi với tay về chồng đĩa dưới poster Quang Dũng, sau đó lấy luôn cuốn sổ nhạc Trịnh Công Sơn. Vì có lần nghe nàng bảo:
-Dung thích nghe Quang Dũng hát nhạc Trịnh.! -Sao dạo này bỏ Backstreet boy đi nghe Quang Dũng rồi à! -Không em mua cho bạn! -Bạn gái hả? -Da……..ạ ! là Dung ạ -Thế mà chưa bao giờ mua cho chị!
Bí thế, tôi phải gật đầu đồng ý tặng bà chị tôi cái đĩa Đàm Vĩnh Hưng mới, thực chất là quà đòi nhưng vớt vát chút danh tiếng, tôi chua xót mở miệng:
-Em tặng chị coi như quà mừng tốt nghiệp!
Hình như những người con gái mà thích nhạc Trịnh hay Ngô Thụy Miên như chị tôi và Dung đều có nét giống nhau, cứng rắn nhưng đầy quan tâm. Sự quan tâm ấy không rõ ràng, nhưng nó luôn hiện hữu trong từng ngày. Đặc biệt giống nhau nữa là cái cứng cáp trước sự việc, tính độc lập tự thân vận động rất cao.
Chị tôi chỉ cười mà không nói gì, có vẻ như nắm được thóp của tôi vậy. Hai chị em tôi bước vào quán ăn ngay trên đường Nguyễn Tri Phương. Vừa ăn vừa bàn tính cho địa điểm hôm sau:
-Một ngày rồi đó, hai ngày nữa thôi! -Đi đâu nữa hả chị? -Mai sẽ đi thăm cô Ánh! -Cô Ánh? -Gặp lại Nguyệt nên nhảy cẩng hả?
Tôi ấp a ấp úng, ba năm rồi. Chưa có cái tết hay hè nào Nguyệt về chơi với tôi cả. Đơn giản như cặp bạn thân lâu rồi chưa có dịp để trò chuyện với nhau vậy. Nghĩ đến đấy thôi là tôi mừng rơn. Chị tôi nhìn tôi cất lời thâm thúy:
-Nhớ là còn ai đó đang chờ quà, đừng có mà quên.
Tôi lạnh xương sống với câu phán của bà chị. Vấn đề như kiểu cảnh báo ấy, thằng em bắt cá hai tay coi chừng. Rõ ràng phân bìa vùng lãnh thổ, Dung thuộc ngăn tình cảm, còn Nguyệt thì sẽ xếp chung với Ngữ Yên cùng ngăn bạn bè, vì tuy thời gian Nguyệt chơi thân với tôi là từ bé, nhưng ba năm xa cách rồi thì như thế là thỏa đáng.
Hai chị em nhìn nhau cười, ăn bữa tối với nhau giữa dòng người đang tấp nập cách đó không xa. Sài Gòn hoa lệ thật, nhưng so bề thì cái tình người thì chắc chắn là không bằng nơi tôi sinh ra, ở nơi ấy, cả xóm coi nhau như gia đình vậy. Có lẽ do đặc thù thời gian và công việc mà họ ít khi có cơ hội tiếp xúc với nhau.
Rũ mấy hạt mưa, tôi run run bước vào phòng. Thời tiết quỷ quái mưa nắng bất thường, không hai mùa mưa-nắng như ở trên Tây Nguyên đất đỏ.
Mấy ông anh kia đang dồn hết ra ban công, cái ban công chỉ để chừa một lỗ to hơn cái mặt người còn lại được bọc bởi cái lưới sắt B40 đang chụm đầu vào cười . Mấy ông khác thì xách chai nước lớn ra, hình như là tiếp đạn.
Khỏi phải nói là tôi sững sờ như thế nào, mấy ông trời đánh này đang bơm bong bóng nước và thò tay qua cái ô thả xuống đường. Nguyễn Chí Thanh thì nổi tiếng với con đường phố đèn đỏ rồi, mục tiêu của mấy lão này là những cô gái đang đứng trên vỉa hè chào khách.
Tôi mặc kệ cái trò nghịch này, vì tự đánh giá hơi ác nhân. Dù sao cũng là những người bí cùng mới phải làm cái nghề đó, nên tôi thường có cảm giác thương cảm hơn là ghen ghét. Ai hơi đâu sinh ra muốn làm cái nghề này để có cơm ăn hằng ngày chứ.
Không hẹn mà đến, mấy ông lão chạy thẳng vào phòng, người thì giả bộ nằm ngủ, người thì bật máy gõ gõ. Kiểu như vô tội vậy. Chắc sắp có họa.
Đúng như tôi dự đoán, năm phút sau, một đàn anh trọc đầu xăm trổ đầy mình, đô con lực lưỡng bước lên phòng tôi chửi oang oang.
-Thằng mất dạy nào, ra đây, ông xử hết chúng mày-Giọng khô rốc vang lên.
Sinh viên thì được cái đồng lòng, ào hết cả ra, dám cá là tò mò thôi. Thấy lão bảo kê là ồ lên hò hét cả. Nhục mặt lão lại vừa đi xuống vừa chửi đổng. Tôi thì đứng nổi cả da gà.
-Sinh viên mới là nhất, quỷ chẳng ăn thua.
Nằm lên cái giường trằn trọc, phần vì tiếng xe cộ ồn ào rít lên ngoài đêm khuya, phần vì lạ nhà, mà quan trọng là tiếng gào thét cổ vũ bắn vịt vẫn nổ ra bên tai, tôi lăn qua lăn lại.
-Mai gặp Nguyệt không biết nói gì đây! -Ờ, lâu lắm chưa gặp -Không được, xa lạ quá! -A, con hâm, lâu quá chưa gặp. -Không được, xuồng xã quá, lớn rồi.
Vò đầu úp cái gối lên đầu, suy nghĩ hồi lâu, tôi chìm vào giấc ngủ. Trong mơ tôi thấy rõ cái hình dáng với tôi hay chơi đùa hồi bé, nhưng cái mặt thì chẳng thể nào nhìn rõ. Sáng sớm, nhờ mấy cái hò hét của mấy ông anh trên phòng, tôi uể oải vươn vai, làm vệ sinh cá nhân rồi tót xuống phòng chị gái, chờ sẵn.
-Em nóng lòng vậy cơ à? -Nóng lòng gì đâu, dậy sớm nhờ mấy anh đó đó, hò hét ầm cả tầng. -Sinh viên mà. Tưởng cậu em chị nóng lòng chứ.
Tôi im ru bỏ mặc chị gái tôi nheo mắt chọc ghẹo, tảng lơ đi xuống phía cửa. Hai chị em ghé mua trái cây, rồi hướng lên quận mười một. Nói cho oai vậy thôi chứ tôi có biết đường xá gì đâu, chỉ ngồi sau xe chị tôi chở đi, hoảng hồn với kiểu đi xe chen lấn của các đồng đạo khác, đi kiểu gì mà như sắp tông nhau vậy.
Dừng xe trước đường Ni Sư Huỳnh Liên, hai chị em tôi bấm chuông. Mãi chẳng thấy ai ra mở cửa. Hai vị khách không hẹn mà đến nhìn nhau ngao ngán. Tôi thì hồi hộp ngóng Nguyệt ra mở cửa, chắc nó bất ngờ rồi lao vào đấm tôi như hồi còn nhỏ lúc chơi trò Cô Dâu Chú Rể quá.
Chờ mãi, tôi chợt nhớ ra hôm ở nhà mới thấy cô Ánh, còn chú Linh thì chắc là đi làm cơ quan rồi. Nhưng mà còn Nguyệt, hay là ngủ nướng nhỉ?
-Dạ, dạ con biết rồi!
Chị tôi thở dài, quay lại nhìn tôi ái ngại:
-Về thôi cậu em, cô Ánh về nhà rồi, Chú đi làm còn bé Nguyệt đi học rồi!
Tôi tiếc nuối nhìn qua cánh cửa màu xanh cao vút, muốn được nhìn mặt cô dâu của tôi hồi nhỏ giờ như thế nào. Những thời gian sau là thời gian chị dẫn tôi đi chơi mấy nơi khác, thăm thú họ hàng và dọn đồ ra xe để về nhà. Ôm mấy chị em trong phòng, dĩ nhiên là chị tôi ôm thôi, mấy bà nhè má tôi mà véo:
-Cậu bé đẹp trai về nhá, ráng ăn cho to con thêm tí nữa!
Tôi ngượng ngùng dạ dạ vâng vâng, chào rồi ra taxi ra bến. Mấy ngày ở Sài Gòn cũng chẳng có gì vui, buồn nhất là cái cảnh không gặp được Nguyệt và không lấy được ảnh về cho Nhân đen. Kệ ,không sao, về chuẩn bị cho chuyến đi với lớp cũng được.
-Gì, không gặp……mày, mày….! -Tao sao, đã bảo là không gặp chứ tao có muốn đâu!
Nhân đen thất vọng ngồi phịch ra cái ghế nhà tôi, thểu não. Khỏi phải nói nó hy vọng thế nào, chẳng thế mà sáng tôi mới xuống xe thì nó đã có mặt ngay sau đó.
-Thế mà mày chắc ăn lắm, còn cá cược nữa? -Tao khác gì mày, có gặp được đâu..!
Hai thằng nhìn nhau thẫn thờ với tiếc nuối.
-Giờ kèo kia tính sao! -Ờ thì, huề…….được không-Tôi yếu thế dò xét nó -Huề cái búa, dẫn tao ăn sáng và cà phê.
Lóc cóc vào phòng xách cái ví dẹp lép thểu não dẫn thằng bạn đi ăn. Đã vậy mà nó vẫn chưa buông tha , ra vẻ hậm hực lắm:
-Hứa với hẹn, chẳng có gì cả!
Tôi đi bên nó, chẳng nói cái gì. Thực chất lúc đó thì tiếc một, giờ nghe thằng bạn đi bên cạnh than cải lương thì cũng tiếc gấp mười. Đến tận nhà rồi còn chưa gặp chán thế.
-Nhà cô Ánh bán rồi hay sao ấy? -Sao mày biết! -Tao thấy bữa trước tao chưa đi, thấy cô với mấy người lạ đang xem lại căn nhà, chắc là bán. -Ờ, vậy là chắc mấy năm nữa mới gặp lại nó quá. -Ừ, thì ráng thôi, biết sao được,vả lại chắc gì nó đã nhớ tao với mày.
Hai thằng con trai rảo bước trên con đường ra tiệm ăn sáng, mặt cắm cúi nhìn đất, hi vọng là con bạn đanh đá ngày nào chí ít cũng lưu lại đặc điểm nhận dạng sau này có khi giáp mặt khỏi phải mất công nhắc lại ký ức xưa.
Vác cái bụng căng ềnh , hai thằng trở ngược lại quán cà phê, ngồi nhâm nhi cà phê không đường như hai ông cụ, lâu lâu cụng hai chén trà gọi là tương giao.
-Mai đi chơi với lớp đó, dậy sớm nha mày! -Tao biết mà.
Tôi bất chợt nhớ ra điều gì:
-Có ai nhắc tao không? -Có -Ai? -Thì mấy đứa trong lớp, có ai biết mày vắng vì sao đâu! Thằng đầu đất kém tinh tế buộc tôi phải chơi bài ngửa: -Tao hỏi cái đó làm gì, Dung ấy! -Ờ, thì có, nó lo cho mày từ cái hôm nhận phiếu điểm, rồi nhắc tao chuyện đi chơi để mày biết. Hôm qua thì… -Thì sao! -Thì nó cứ bám lấy tao hỏi mày sao rồi, có gặp không, đi đâu chứ sao!
Tôi mỉm cười, thỏa mãn với câu trả lời. Biết mà, nàng ơi, quan tâm nhiều nhé! Mặt tôi vênh lên tự mãn, bỏ lại thằng bạn ngơ ngắc chẳng biết làm gì, đành ngồi tia mấy đứa con gái vào quán. Tối đó, tôi dọn dẹp đồ đạc sớm, đánh răng leo lên giường đắp chăn ngủ thẳng cánh. Theo như ông anh tôi kể lại là vừa ngủ vừa cười, vừa ú ớ mơ cái gì đó.