Qua thông tin từ các trí thức
Việt Nam
ở nước ngoài, chúng tôi được
biết dịch
vụ Google Maps (bản đồ) của
hãng
Google có trụ sở tại California,
Mỹ lại
vừa có hành động gây phương
hại tới
chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa. Cụ thể, vào
trang
Google Maps ở địa chỉ http://
maps.google.com,
khi gõ từ “Paracel” vào ô tìm
kiếm, website sẽ tự
động
hiển thị cụm từ tiếng Anh
“Paracel
Islands, China” (dịch: quần đảo
Paracel, Trung Quốc), phía sau
đó còn
có dòng chữ tiếng Hoa “quần
đảo Tây
Sa, Trung Quốc”. Paracel là tên
tiếng Anh của quần
đảo Hoàng Sa thuộc
Việt Nam. Còn “quần đảo Tây
Sa” là
cách mà người Trung Quốc gọi
Hoàng Sa trong nỗ lực ngụy
xưng chủ quyền
của họ đối với quần đảo thuộc
Việt
Nam này. Chưa hết, ở phần bản
đồ biển Đông,
quần đảo Hoàng Sa cũng
được đánh dấu bởi một biểu
tượng
màu đỏ, mà khi người sử dụng
nhấp chuột vào đó sẽ lại bắt
gặp cụm từ
“Paracel Islands, China”. Hình
ảnh Hình ảnh Đây không phải là
lần đầu tiên Google
Maps sử dụng thủ thuật tinh vi
này để
“ủng hộ” yêu sách vô lý của
Trung
Quốc và chống lại chủ quyền
hợp
pháp của Việt Nam. Vào tháng
3.2011,
Google Maps cũng cài cơ chế tự
động định hướng người sử
dụng dịch vụ
tìm kiếm bản đồ tương tự. Theo
đó,
khi gõ vào ô tìm kiếm từ
“Paracel” thì
website sẽ tự động hiển thị cụm
từ
“Paracel Islands, Hainan”. Báo
Thanh
Niên vào ngày 4.3.2011 đã có
bài phản đối hành động “méo
mó” của
Google và sau đó, Google đã sửa
sai,
hủy bỏ thông tin chỉ dẫn sai trái.
Nhưng một năm sau, Google
Maps lại
âm thầm cài đặt lại cơ chế tự
động
hiển thị thông tin định hướng
người sử dụng, để mỗi khi
người ta tìm kiếm
bản đồ quần đảo Hoàng Sa
(Paracel)
thì sẽ được Google “dẫn” qua
Trung
Quốc. Chưa hết, vào ngày
16.10.2011,
Thanh Niên đăng bài Google
Maps cần
gỡ bỏ “đường lưỡi bò” của tiến
sĩ Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan),
phản ánh
trang Google Maps tiếng Hoa
thể hiện
yêu sách đường lưỡi bò ngang
ngược
của Trung Quốc tại biển Đông.
Thanh
Niên và nhiều người Việt ở khắp
thế
giới đã yêu cầu Google gỡ bỏ
đường lưỡi bò phi pháp, nhưng
đến nay,Google vẫn “giữ nguyên hiện
trạng”,
không hề có động thái đính
chính,
sửa đổi đối với bản đồ sai trái,
xâm hại
chủ quyền Việt Nam.
Trước đây và hiện nay, bản đồ
của Google ở phần biên giới
giữa Việt Nam
và Trung Quốc cũng có nhiều
chi tiết
sai, ảnh hưởng tới lãnh thổ của
Việt
Nam. Dù các cá nhân, tổ chức
người
Việt trong và ngoài nước đã
không
ngừng phản đối nhưng Google
cũng chỉ khắc phục được chăng
hay chớ.
Các chi tiết sai ảnh hưởng xấu
tới lợi
ích của Việt Nam vẫn chưa bị
loại bỏ
hoàn toàn. Xâu chuỗi những sự
kiện
này lại với nhau, có thể thấy
những lỗi
trên Google Maps là có tính hệ
thống, một số được cố ý tạo ra
(chẳng hạn cơ
chế tự động hiển thị thông tin
chỉ dẫn
đối với quần đảo Hoàng Sa). Khi
bị Việt
Nam phản đối, Google Maps có
một vài
động thái khắc phục, sửa sai
chừng
mực, rồi sau một thời gian, lợi
dụng lúc dư luận Việt Nam
không cảnh giác, họ
lại cài các chi tiết sai trái vào.
Trao đổi với Thanh Niên, TS
Dương
Danh Huy, một nhà nghiên cứu
biển
Đông sống tại Anh, nói rằng
hành
động của Google Maps là vô
cùng nguy hiểm đối với chủ
quyền Việt
Nam. Người Việt Nam cần phản
đối, và
quan trọng nhất, Chính phủ Việt
Nam
cần phản đối Google, yêu cầu
sửa
chữa cũng như cảnh báo các rủi
ro
nếu hãng này tiếp tục đăng tải
thông tin, hình ảnh sai trái
tương tự. Trước
đây, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (NGS)
có
phát hành bản đồ với ghi chú
sai về
Hoàng Sa, biển Đông. Sau khi bị
các cá
nhân, tổ chức và đại diện Bộ
Ngoại
giao Việt Nam phản đối, yêu cầu
sửa chữa, NGS đã thực hiện việc
khắc phục
sai sót. Giờ đây, khi Google Maps
liên
tục cố ý tạo ra các bản đồ,
thông tin
gây phương hại tới chủ quyền
Việt
Nam, thì các cá nhân, tổ chức và
đặc
biệt là Chính phủ Việt Nam cần
lên tiếng mạnh mẽ. Yêu cầu
Google Maps
sửa đổi không chỉ giúp những
người
sử dụng Google tránh bị ngộ
nhận bởi
yêu sách chủ quyền phi pháp
của
Trung Quốc, giúp thế giới cảnh
giác
hơn đối với các chiêu thức
tuyên truyền mờ ám của nước
này, gây sự
chú ý của dư luận thế giới đối
với vấn
đề biển Đông. Hành động phản
đối Google còn cho thấy sự duy trì
liên tục
ý chí chủ quyền của Việt Nam
đối với
Hoàng Sa