watch sexy videos at nza-vids!
Game di dong

Game Di Động

Kho Game Java Cho Điện Thoại

Tải về: game Long Tinh Truyền Thuyết

Nhờ ai đó trong những người đeo bám lủng lẳng ở cửa lên xuống kéo thốc cái thân thể mũm mĩm của Miu quẳng lên tàu, cô bé mới lọt vào được trong toa tàu chợ "dành cho phụ nữ và trẻ em" này. Nhìn trong đám người lố nhố hỗn độn xung quanh không thấy mẹ đâu, Miu hoảng hốt gọi to: "Mẹ, mẹ ơi!". Không có tiếng thưa. Nghe tiếng tàu kéo còi, cô biết nó sắp rời ga, cô gọi lạc giọng, tiếng méo hẳn đi "Mẹ! Mẹ ơi! Mẹ!". "Ơi, mẹ đây con!". Cô bé nháy thật nhanh chỗ mi mắt gặt nước mắt lan xuống, nhìn về phía nơi có tiếng mẹ. Mẹ cô đang chui 1/2 thân qua cửa sổ toa tàu, đang được những cánh tay kéo vài. Cô bé cuống cuồng trèo hối hả lên những bao gạo chất cao hơn đầu người cô, nhào về ôm lấy cổ mẹ, òa khóc.

Chao ôi là cái tuổi bám gấu váy mẹ. Đi đến một chốn xa lạ nào, hởi hơi mẹ ra là sợ lạc, sợ mất, giống như mẹ là một bà tiên bất mãn ở trần thế, hễ buông tay ra khỏi gấu áo là mẹ bay vụt lên trời. Sợ mẹ bỏ trốn khỏi mình, đi xin đứa bé khác về nuôi vì mình hư quá giống như lời mẹ vẫn doạ vào một cái ngày mình khóc nhè, ngang lẫy. Đâu có biết mẹ yêu mình biết bao, lạc mình mẹ hoảng loạn biết bao nhiêu.


Khi con tàu đã chạy lắc lư, hai bao đỗ đã yên tâm để hai mẹ con ngồi đè lên, cô bé mới hết khóc tủi. Cô thủ thỉ:
- Khi nãy con tưởng lạc mẹ rồi! Con sợ tàu bỏ mẹ lại. Con sợ quá mẹ ạ. Con muốn nhảy xuống ga mà không được.
Người mẹ vuốt ngược mái tóc ướt đẫm mồ hôi của con gái trong khi ngoài trời đang là đêm đông lạnh giá, lựa thế phẩy phẩy cái nón mà không đụng đến hành khách khác. Bà nói với con gái, giọng vỗ về:
- Lạc răng (sao) được, con. Con ở mô mẹ ở đó mà.
- Sao lúc nãy mẹ đi đâu mà không lên cùng với con?
- Mẹ phải đưa được hai bao hàng lên trước đã chứ.
Miu quên khuấy ngay chuyên lúc nãy, bắt qua chuyện hai bao hàng:
- Ta đem hắn ra Hà Nội bán à, mẹ?
- ừ.
- Lời nhiều không, mẹ?
- ừ. Mẹ cũng không biết. Nhưng thế nào cũng có quần áo mới cho con mặc Tết.
- A... Cô bé reo lên mừng rỡ.
- Cả mẹ cũng có, cả bà cũng có nữa chứ, mẹ?
- ừ, nhưng mẹ không thích mặc quần áo mới, ngứa lắm.
- Hứ! - Miu chu mỏ, ý nói: Chán mẹ quá. Lại không thích mặc quần áo mới! - à, mẹ này.
- Chi con?
- Bán xong, có tiền lời mẹ nhớ mua cau tươi với rễ tươi cho bà nữa, mẹ nhá.
- ừ, mẹ nhớ.
- Mẹ cứ nói mẹ nhớ. Răng phiên chợ trước mẹ không mua cau tươi cho bà, lau nay con thấy bà toàn phải ăn cau khô với rễ khô, trầu úa vàng hoe. Bữa trước nhờ con đâm trầu, bà chép miệng nói ri nì "Ước chi có miếng cau tươi mà ăn một miếng trầu cho ra hồn, có chết ngay cũng sướng. Ăn cái thứ cau khô miền Nam ni, vừa cứng vừa lạt như nhai dái trâu".
- Rứa à con - người mẹ chép miệng - Khổ thân bà. Bà lại cứ nói bà không thích ăn cau tươi, để tiền mua cá cho con.
- Rứa à mẹ ? - Cô bé thấy nhớ bà, thôi không muốn nói chuyện nữa. Cô nhìn ra chút cửa sổ còn sót lại do đống bao gạo còn chừa ra, nghĩ lại xem trời tối như thế này thì ở nhà bà đang làm gì? Chắc bà đang gắp những cục than trộng trộng trong đống gộc vừa đốt sưởi cho vào trã đất, đút xuống gầm giường ngủ cho ấm. Chà, giờ mà được chui vô nách bà trên giường ấm sực hơi lửa ở nhà mà nghe bà kể chuyện ma nhát ông Nhương thì sướng.

Ngồi ê đít trên bao đỗ xanh, cô bé cựa quậy, lại sực nhớ đến chuyện hai bao đỗ.
- Mẹ. Cái nhà mà bữa trước ta lên mua lạc đỗ, bác chủ nhà bị làm răng mà bụng bác to như cái trống rứa, mẹ?
- ừ, bác nớ bị bệnh cổ trướng con ạ. Chắc rồi không sống qua được Tết ni, khổ thân bác.
Miu thở dài sống sượt, buồn:
- Còn bác trai thì bị gãy mất một cái răng mẹ ạ, khi bác cười con thấy.
- Không phải gẫy mô con. Chỗ đó trước là cái răng bọc vàng, hết tiền thuốc thang cho bác gái, bác nớ phải tự đập gãy răng mình, bán lấy tiền chạy chữa cho vợ. Khổ, biết là không sống được mà vẫn cứ cố.
Cô bé không nói chuyện nữa, đưa mắt sục sạo khắp mọi ngóc ngách toa tàu. Trên trần nhà có mấy ngọn điện tỏa xuống một thứ ánh sáng trông xấu xí, sáng tối, méo mó thế nào. Nói là toa "dành cho phụ nữ và trẻ em" nhưng phần lớn hành khách trong toa là thương binh và người đi buôn. Các chú thương binh mắc võng trên gác hành lý, nằm ngủ lắc lư kín dọc toa tàu. Ghế hành khách thì chất đầy các bao gạo, đỗ. Khách nằm, ngồi vạ vật trên những bao hàng ấy. Dọc toa treo lủng lẳng những buồng cau không xanh như cau bà ngoại mà quả tròn, to, đổ ứng, mãi sau này cô mới biết đó là một giống cau của miền Nam, gọi là cau lửa. Có một nhóm bốn chú bộ đội ngồi ở góc toa, các chú ngồi gục đầu, hai bàn tay ôm choàng lấy ba lô ngủ gà ngủ gật. Một chú có con búp bê to bằng em bé ngoài nửa thân trên khắp nắp ba lô, mở mắt tròn xoe, dang hai tay như đòi bế. Đây là điểm cô bé dừng mắt nhìn lâu nhất và thứ hai là những buồng cau lắc lư (cô nghĩ tới bà ngoại). Hai điểm này cô còn nhìn lại nhiều lần. Có vẻ như mẹ đã ngủ. Giật mình dậy thấy cô mở mắt nhìn thỏ lỏ trong đêm, mẹ giục: "Con nằm duỗi chân ra đây, gối đầu lên, lòng mẹ thế này này, thế, nhắm mắt lại ngủ đi. Còn đi tàu tha hồ lâu cho con nhìn".
- Lâu là mấy ngày, mẹ?
- Cũng chưa biết chừng. Nghe mấy chú bộ đội đi từ Sài Gòn ra đây mất cả tuần rồi.

***

Đó là chuyến tàu chợ của những năm đầu thập kỷ 80. Thời kỳ hậu chiến, miền Bắc thiếu gạo trầm trọng. Nhu yếu phẩm cũng thiếu. Ở miền Nam dồi dào hơn nhưng Nhà nước cấm tư nhân buôn bán gạo, thịt - nói chung là hàng hóa - từ vùng này qua vùng khác. Mà người ta vẫn cứ buôn - và nếu thuế vụ bắt được thì tịch thu hẳn, mất trắng. Mỗi người đi tàu chỉ được mang theo 20 kg hành lý - cho nên mẹ của Miu một chuyến đi buôn Quỳnh Lưu - Hà Nội chỉ dám buôn 40kg - san ra làm 2 bao, nói dối với nhân viên nhà ga "mỗi đùm có 10 cân thôi". Vì được mẹ dặn trước nên Miu không cãi "Ứ, hai chục cân chứ, mẹ!".

Đây có lẽ là chuyến tàu cuối cùng về đến Hà Nội rồi quay về ga xuất phát còn kịp Tết. Những chuyến sau, chắc hành khách phải ăn Tết trên tàu hoặc ở các ga đợi tàu. Có một lần hai mẹ con Miu ra ăn Tết với bố ở Hải Phòng, nơi bố đóng quân - nhưng cuối cùng lại được đón xuân ở ga Thanh Hóa. Nhân tiện mẹ có mua một cặp chiếu Nga Sơn ra làm quà cho thủ trưởng của bố. Năm nay bố viết thư về báo tin "29 Tết sẽ về đến nhà (nếu tàu xe suôn sẻ). Cho nên mẹ mới lôi Miu đi buôn đỗ, bảo "để lấy tiền về ăn Tết thật to cho bố sợ".

Đâu như gần sáng. Con tàu tự dưng giảm tốc độ rồi chạy chậm hẳn. Mẹ Miu lại tưởng đến một ga nào đó (tàu chợ là tàu dừng ở tất cả các ga nó đi qua - phải tránh tất cả những con tàu mà nó có thể gặp phải) nhưng dân đi buôn chuyên nghiệp thì biết, lại đến một địa điểm ăn hàng mà người lái tàu đã ăn cánh với dân buôn.

Những tiếng la hét, chửi thề cùng những bao gạo bịch bịch ném qua cửa sổ quăng lên tàu cũng không làm thức nổi giấc ngủ say như chết của Miu. Cho đến khi mẹ cô nắm lấy tay giật lấy giật để:
- Dậy, dậy con, mau không hàng đè chết.
Choàng mắt dậy, cô đã thấy những người đàn ông trần trùng trục tràn lên toa, bám ô cửa sổ, cửa ra vào lôi ào ào những cái bao căng cứng loại 50kg đựng phân urê lên tàu. Dọc hai bên đường tàu người đứng lố nhố bên những bao hàng, người đứng dưới vứt ào ào lên cho người đứng đón. Họ tuồn đại vào toa, lăn mặc kệ. Đã mấy lần hai mẹ con hét lên khi những chiếc bao căng cứng kia lăn ào về phía mẹ con cô đứng. Các chú thương binh đã dậy, cầm nạng khua bạt mạng tất cả những ai xâm phạm vào khu vực hàng hóa và mắc võng của các chú. Một tí nữa thì mẹ Miu cũng lãnh được một nạng khi mẹ kéo cô nép vào đấy, lỡ đội đầu trúng vào võng chú.

Những bao hàng vẫn theo dọc đường tàu mà ném lên rào rào, đây đó trong toa có tiếng trẻ con khóc thét lên, tiếng người lớn gào gọi nhân viên tàu lửa, yêu cầu đóng các cửa sổ và cửa đi lại không cho hàng lên nữa. Miu vẫn khóc thút thít, mẹ xót xa, xoa xoa, thổi thổi bàn chân bé nhỏ sưng vù, tụ máu ở đầu ngón chân cái vì một góc bao hàng đè lên. Tưởng như cả mấy chục con người bị tấn côn và luùi bước, rồi sẽ bị chôn vùi trong đống bao gạo, đỗ, vừng, mỗi lúc một đầy thêm. Những buồng cau chao đảo, trái rụng lộp độp.
- Trời ơi, đè chết con tôi rồi.
Tiếng mẹ Miu la thất thanh trước đống hàng để chông chênh, choài đổ ụp lên tấm lưng non nớt của Miu. May thay, Miu thoát được như một phép thần kỳ, lòn qua chỗ kênh giữa những bao gạo, chui ra vẫn còn ngơ ngác.
- Trời ơi, khổ thân con. Tí nữa tàu dừng, tới ga nào mẹ cũng đưa con xuống, quay về, lả vô mà buôn với bán nữa, tiền không tiền thì thôi.
Chú thương binh lúc nãy suýt nữa quật cho mẹ Miu một nạng, thò đầu ra khỏi võng, nói dịu dàng:
- Chị cho cháu lên đây với tôi. ở dưới ấy không sống được với bọn chó ấy đâu.

Mẹ cuống quít cảm ơn, đỡ Miu lên. Cô bé dùng dằng vẫn muốn đứng lại dưới này với mẹ hơn, với lại dù sao cô vẫn hãi hãi vì khuôn mặt dữ tợn cùng cây nạng của chú ấy lúc nãy.

Cả toa tàu bước vào một cuộc chiến thật sự khi tàu dừng ở một ga cấp tỉnh nào đấy, hàng chục chiếc áo thuế vụ, quản lý thị trường (hay đại loại thế) ập lên toa đòi tịch thu "hàng buôn lậu". Những người thương binh, có người chân cụt tới bẹn, có người mất hẳn một cánh tay, tay cầm nạng, tay cầm thẻ thương binh (hoặc ngậm ở miệng) kéo sập cửa sổ, chốt lại, dàn hàng ngang chặn bít lối thông thương giữa các toa tàu và cửa lên xuống, giơ nạng đập chí chết bất kể người nào định xông lên toa. Họ phong tỏa toa tàu, không cho những chú mặc áo màu cỏ úa kia tràn lên kéo hàng của họ xuống. Công an cũng không làm gì được. Họ phanh tấm ngực lỗ chỗ sẹo ra, hét lớn:
- Bắn đi, tao thách chúng mình bắn đi. Đời chúng tao còn gì mà tiếc! Chúng mày cứ bắn bỏ bọn thương binh tàn phế này đi.
Miu sợ xanh mặt, nép sát vào mẹ, giật giật tay mẹ thì thầm:
- Mẹ ơi, chú thương binh lúc nãy sao tốt thế mà giờ trông chú hung hãn thế hả mẹ?
Mẹ cô nói như khóc:
- Biết làm sao được con ơi! Lớn lên con sẽ hiểu.

***

Khi toa tàu đã yên bình trở lại, lình xình chạy giữa ban mai thênh thang trời đất. Miu đã ăn no bụng vắt xôi với đùi gà bà vắt theo cho, thì cô len lỏi giữa các bao gạo, bao đỗ, chui cả xuống dưới gầm ghế nhặt cao rụng, ọt vào áo, mừng rỡ nghĩ tới lúc trút cả chục quả cao tươi óng vào tay bà. Mẹ Miu quá mệt mỏi sau một đêm căng thẳng, ngủ thiếp đi. Cô len đến tận cuối toa.
- À, con bé này, ai cho mày lấy cau của bà ? Trả bà ngay.
Một bàn tay cứng như gọng cua kẹp nắm nghiến lấy cổ tay Miu. Cô bé đau đớn nhìn lên. Một bà to béo.
- Cháu không biết, cháu tưởng cau rụng không ai nhặt nên cháu nhặt về cho bà.
- Cau-rụng-không-ai-nhặt. Một quả cau một đồng bạc đấy con ạ. Trả đây!
- Của bác mấy quả ạ?
- Của tao hết. Trút cả vào nón đây cho tao.
- Có những quả cháu moi tít đằng kia cơ mà. Phải của bà đâu.
- Còn cãi à? Đã ăn cắp còn nỏ mồm.
- Này bà, sao bà lại nói con bé thế? Chú bộ đội có đeo con búp bê lên tiếng - Cháu nó chỉ nhặt mấy quả cau rụng mà to béo như bà, có muốn nhặt cũng không chui được xuống mà nhặt cơ mà?
- A, anh... tôi thì tôi kêu nhân viên đến đây cho họ làm việc với anh chứ tôi thì tôi không thèm nói chuyện với hạng người như anh đâu.
- Thế của bà mấy quả, tôi trả tiền?
- Của tôi tất.
- Cẩn thận chứ! - Buồng cau kia của tôi cũng rụng nữa đấy. Chú chỉ buồng cau treo trên đầu, trơ khấc mấy chẽ không quả. Xong chú lấy con búp bê ra cho Miu bế, khen Miu có mái tóc đen, mượt. Suốt thời gian ở trên tàu, Miu vẫn hay lẩn quẩn chơi chỗ "chú bộ đội có con búp bê", chú cũng qua chỗ mẹ con cô chơi. Đến khi xuống tàu, chú cho hẳn Miu con búp bê, bảo "Đợt này chú về cưới vợ, cháu biết không? Chú mua con búp bê này tận trong Sài Gòn cơ, để sau này cho con của chú chơi? Mà biết đâu, đến lúc ấy thì loại búp bê này đã ê hề ra ngoài Bách hóa Bờ Hồ, giá rẻ như bèo, cháu nhỉ?".
Ra khỏi ga Hàng Cỏ, hai mẹ con và hai túm đỗ lọt thỏm giữa đám người tay xách cân, tay xách bao như nhóm thóc lọt giữa đám gà rừng. Nghe nói ở chợ Đồng Xuân bán sẽ được giá hơn, lại không bị cân đểu, mẹ quyết liệt giằng ra cho bằng được, quẩy hàng, lôi Miu lên tàu điện.

Cái tàu gì mà chạy chậm rì, không cần dừng người ta cũng xuống được. Người thanh niên ngồi gần Miu tự dưng đứng bật dậy, loi một bao đỗ đá hất xuống rồi nhảy theo, xách chạy vào hẻm. Mẹ Miu kêu lên, tàu kéo chuông leng keng, chạy chậm lại, mẹ Miu nhảy ào xuống sau khi dặn "Con ngồi giữ bao đậu kia cho mẹ nhé".

Rốt cuộc mẹ trở lại, xách theo cả bao đỗ kia. Người mẹ run bắn, thở hồng hộc:
- Cha là trời! Người ta ăn cắp của mình mà mình lại run cầm cập. Lỡ mà khổ quá thì mẹ nhịn đói mà chết thôi, không dám đi ăn trộm đâu, sợ sợ là.
Đó là lần đầu tiên Miu ra Hà Nội và Miu kể mãi với chúng bạn:
- Ở Hà Nội có một loại tàu mà nó dừng lại ở giữa đường, chờ mẹ tớ lấy lại được bao đỗ đã bị ăn trộm lên rồi hắn mới chạy tiếp.
Cuối cùng hai mẹ con cũng bán được đỗ cho một cô trẻ mặc quần áo xanh công nhân. Cô bảo cô là công nhân làm ở nhà máy xe đạp Thăng Long, tranh thủ tan tầm ra đây mua đi bán lại kiếm thêm tiền mua cá cho con. "May chị gặp được em chứ chị mà bán cho bọn phe phẩy kia, bọn họ hóa một chốc là chị trắng tay đấy".

Rút cuộc xuân năm đó Miu cũng được đi chợ Đồng Xuân mua quần áo mới, được ăn kem Bờ Hồ và nhìn thấy Lăng bác. Nhưng về đến nhà, mẹ bảo tièn tàu xe đã nuốt hết cả lời và một phần ba vốn.
Tới nhà, bà mừng mừng tủi tủi, ôm Miu khóc, mắng: "Cha mi, bà từng ni tuổi mà chưa biết thị xã Vinh ở mô, mi nứt mắt đã ra tận Hà Nội, đã được thăm Lăng Bác Hồ rồi". Bố mắng mẹ cam công cam việc, hành xác cho khổ. Làm tội bà ngày nào cũng ra đường tàu đứng ngóng. Bố từ hôm về (28 Tết) đến nay (sáng 30 Tết) ngày nào cũng đạp xe lên ga đứng chờ. Tết nhất chưa chuẩn bị được gì.

Tết năm đó, không kịp chợ búa, mua sắm gì, nhà Miu ăn Tết còn sơ sài hơn mọi năm. Chỉ có nửa cân bánh kẹo cứng với nửa cân bánh quy mua ngoài Hà Nội, một cân thịt mẹ nằn nì xin trả lại của dì Thoa.
Nhưng Tết năm đó là Tết vui nhất. Cả nhà ai cũng nhận thấy thế. Chỉ có Miu hay cằn nhằn "Con thấy Tết nhà người ta hắn tự tìm đến. Còn nhà mình, con với mẹ đi tìm Tết ở mãi tận đâu đâu, khổ chi là khổ!".
Bố cười bảo:
- Người ta đi tìm Tết cũng như đi tìm hạnh phúc, có khó nhọc nhiều mới thấy yêu nó một cách sâu sắc, con ạ.

Tải về: clip nữ sinh cấp 2 đánh nhau lột quần áo 
[ ↑ ] Lên đầu trang